Shipper bất chấp nguy hiểm, tất bật mưu sinh giữa tâm dịch TP.HCM

Trong những ngày thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhiều shipper ở TP.HCM lại phải tất bật mưu sinh, chấp nhận rủi ro trong mùa dịch COVID-19.

Những ngày TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19, các shipper, nhân viên công ty giao hàng nhanh vẫn tất bật mưu sinh ngoài đường để giao đồ ăn nhanh, thực phẩm cho khách hàng.

Những ngày TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19, các shipper, nhân viên công ty giao hàng nhanh vẫn tất bật mưu sinh ngoài đường để giao đồ ăn nhanh, thực phẩm cho khách hàng.

Ngày 14/7, ghi nhận của PV VTC News tại đường Nguyễn Văn Cừ (quận 1, TP.HCM) nhiều shipper cho biết, lượng khách mua nhu yếu phẩm online tăng mạnh, khiến công việc giao hàng mùa dịch đang quá tải.

Ngày 14/7, ghi nhận của PV VTC News tại đường Nguyễn Văn Cừ (quận 1, TP.HCM) nhiều shipper cho biết, lượng khách mua nhu yếu phẩm online tăng mạnh, khiến công việc giao hàng mùa dịch đang quá tải.

 Anh Nguyễn Văn Bảo, nhân viên giao hàng của Lalamove cho biết, do thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu khách hàng mua nhu yếu phẩm tăng cao. "Tôi làm nghề giao hàng này đã được hơn 2 năm nhưng chưa bao giờ công việc quá tải như bây giờ. Ngày nào anh em shipper cũng di chuyển khắp các tuyến đường Sài Gòn để giao đồ ăn kịp thời cho khách hàng", anh Bảo nói.

Anh Nguyễn Văn Bảo, nhân viên giao hàng của Lalamove cho biết, do thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu khách hàng mua nhu yếu phẩm tăng cao. "Tôi làm nghề giao hàng này đã được hơn 2 năm nhưng chưa bao giờ công việc quá tải như bây giờ. Ngày nào anh em shipper cũng di chuyển khắp các tuyến đường Sài Gòn để giao đồ ăn kịp thời cho khách hàng", anh Bảo nói.

Để đảm bảo an toàn giao hàng trong mùa dịch COVID-19, hầu hết các shipper đều chủ động đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn khi khi vào quán lấy đồ ăn.

Để đảm bảo an toàn giao hàng trong mùa dịch COVID-19, hầu hết các shipper đều chủ động đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn khi khi vào quán lấy đồ ăn.

Ông Phạm Ngọc Tuyền (61 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) cho hay, công việc giao hàng trong mùa dịch rất nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao do tiếp xúc nhiều người. "Tôi cũng sợ dịch bệnh lắm, nhưng vì cơm áo gạo tiền, lại là trụ cột chính của gia đình nên đành chấp nhận rủi ro đi làm. Dù vất vả nhưng tôi thấy bản thân mình còn may mắn hơn nhiều người không có việc làm trong mùa dịch này", ông Tuyền nói.

Ông Phạm Ngọc Tuyền (61 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) cho hay, công việc giao hàng trong mùa dịch rất nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao do tiếp xúc nhiều người. "Tôi cũng sợ dịch bệnh lắm, nhưng vì cơm áo gạo tiền, lại là trụ cột chính của gia đình nên đành chấp nhận rủi ro đi làm. Dù vất vả nhưng tôi thấy bản thân mình còn may mắn hơn nhiều người không có việc làm trong mùa dịch này", ông Tuyền nói.

 Một shipper đang giao hàng cho khách trên đường Trần Hưng Đạo (quận 5, TP.HCM).

Một shipper đang giao hàng cho khách trên đường Trần Hưng Đạo (quận 5, TP.HCM).

Anh Trần Mạnh Cường bùi ngùi chia sẻ, giao hàng trong những ngày dịch bệnh rất nguy hiểm vì có nhiều khách nhận hàng không đeo khẩu trang. "Khi tôi nhắc nhở khách đeo khẩu trang và giữ khoảng cách để nhận hàng thì họ tỏ thái độ khó chịu. Điều này khiến mình thấy buồn và tủi thân, vì kiếm sống chứ có ai muốn làm việc nguy hiểm thế này đâu", anh Cường nói thêm.

Anh Trần Mạnh Cường bùi ngùi chia sẻ, giao hàng trong những ngày dịch bệnh rất nguy hiểm vì có nhiều khách nhận hàng không đeo khẩu trang. "Khi tôi nhắc nhở khách đeo khẩu trang và giữ khoảng cách để nhận hàng thì họ tỏ thái độ khó chịu. Điều này khiến mình thấy buồn và tủi thân, vì kiếm sống chứ có ai muốn làm việc nguy hiểm thế này đâu", anh Cường nói thêm.

Anh Lưu Văn Thanh cẩn thận đưa thùng hàng chứa thực phẩm tươi sống lên xe để giao cho khách hàng ở quận 7 (TP.HCM).

Anh Lưu Văn Thanh cẩn thận đưa thùng hàng chứa thực phẩm tươi sống lên xe để giao cho khách hàng ở quận 7 (TP.HCM).

 Anh Thanh cho biết đã tự bỏ tiền túi mua 20 nghìn đồng đá lạnh bỏ vào thùng xốp để bảo quản thực phẩm tươi sống giúp khách. "Hôm đầu thực hiện giãn cách tôi nhận giao hàng là thịt heo lúc 8h nhưng đến 11h thì mới giao được vì đi qua nhiều chốt kiểm soát làm thủ tục khá lâu. Tôi sợ khách chê thịt không còn tươi nên ngày nào cũng tự mua đá lạnh bỏ vào thùng", anh Thanh kể lại.

Anh Thanh cho biết đã tự bỏ tiền túi mua 20 nghìn đồng đá lạnh bỏ vào thùng xốp để bảo quản thực phẩm tươi sống giúp khách. "Hôm đầu thực hiện giãn cách tôi nhận giao hàng là thịt heo lúc 8h nhưng đến 11h thì mới giao được vì đi qua nhiều chốt kiểm soát làm thủ tục khá lâu. Tôi sợ khách chê thịt không còn tươi nên ngày nào cũng tự mua đá lạnh bỏ vào thùng", anh Thanh kể lại.

Với nhiều tài xế, lượng khách đặt xe di chuyển đã mất trong thời gian thực hiện giãn cách, thu nhập hiện tại của họ dựa vào giao đồ ăn và hàng hóa.

Với nhiều tài xế, lượng khách đặt xe di chuyển đã mất trong thời gian thực hiện giãn cách, thu nhập hiện tại của họ dựa vào giao đồ ăn và hàng hóa.

Do đặc thù công việc nên đa phần lực lượng tài xế xe công nghệ là nam giới. Không ít người mất việc vì dịch bệnh cũng chuyển sang làm shipper giao hàng.

Do đặc thù công việc nên đa phần lực lượng tài xế xe công nghệ là nam giới. Không ít người mất việc vì dịch bệnh cũng chuyển sang làm shipper giao hàng.

Hình ảnh những người đàn ông đi siêu thị, trên xe chở thực phẩm cồng kềnh di chuyển trên khắp các con đường ở TP.HCM thời gian này dần trở nên quen thuộc.

Hình ảnh những người đàn ông đi siêu thị, trên xe chở thực phẩm cồng kềnh di chuyển trên khắp các con đường ở TP.HCM thời gian này dần trở nên quen thuộc.

KHUẤT NGUYÊN

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-shipper-tat-bat-muu-sinh-giua-tam-dich-tp-hcm-ar624216.html