Sĩ quan Anh chiến đấu bằng... cung tên khiến phát xít Đức kinh sợ

Trong Thế chiến 2, một sĩ quan Anh có tên John Malcolm Churchill khiến nhiều lính Đức quốc xã kinh sợ khi dùng kiếm và cung tên khi chiến đấu. Ông từng bắt sống 42 lính Đức bằng lối đánh độc đáo.

John Malcolm Churchill là sĩ quan người Anh có lối đánh vô cùng đặc biệt trong Thế chiến 2 khi dùng kiếm, cung tên và một số vũ khí khác khi giao chiến với kẻ địch sử dụng súng. Theo đó, người sĩ quan này có biệt danh là "Jack Điên".

John Malcolm Churchill là sĩ quan người Anh có lối đánh vô cùng đặc biệt trong Thế chiến 2 khi dùng kiếm, cung tên và một số vũ khí khác khi giao chiến với kẻ địch sử dụng súng. Theo đó, người sĩ quan này có biệt danh là "Jack Điên".

Vào ngày 27/12/1941, binh lính phát xít Đức đồn trú trên đảo Vagsoy, Na Uy giật mình, thậm chí khó tin khi nhìn thấy sĩ quan John thuộc Tiểu đoàn đặc nhiệm số 3 của Anh thổi kèn túi, nhảy khỏi xuồng đổ bộ, ném lựu đạn và cầm kiếm dẫn đầu nhóm binh sĩ xông lên tấn công vào cứ điểm của kẻ thù.

Vào ngày 27/12/1941, binh lính phát xít Đức đồn trú trên đảo Vagsoy, Na Uy giật mình, thậm chí khó tin khi nhìn thấy sĩ quan John thuộc Tiểu đoàn đặc nhiệm số 3 của Anh thổi kèn túi, nhảy khỏi xuồng đổ bộ, ném lựu đạn và cầm kiếm dẫn đầu nhóm binh sĩ xông lên tấn công vào cứ điểm của kẻ thù.

Đây là một trong nhiều hành động chiến đấu kỳ quái trên chiến trường của sĩ quan John. Ông từng bắt giữ 42 lính Đức quốc xã chỉ bằng thanh kiếm trong một lần tập kích. Với thành tích ấn tượng này, ông được tặng Huy chương Chiến công xuất sắc.

Đây là một trong nhiều hành động chiến đấu kỳ quái trên chiến trường của sĩ quan John. Ông từng bắt giữ 42 lính Đức quốc xã chỉ bằng thanh kiếm trong một lần tập kích. Với thành tích ấn tượng này, ông được tặng Huy chương Chiến công xuất sắc.

Thậm chí, người sĩ quan này còn là người cuối cùng bắn hạ đối phương bằng cung tên trong cuộc chiến.

Thậm chí, người sĩ quan này còn là người cuối cùng bắn hạ đối phương bằng cung tên trong cuộc chiến.

Trong Thế chiến 2, "Jack Điên" thường áp dụng lối đánh du kích. Trong một trận tập kích binh sĩ Đức quốc xã ở thị trấn L'Epinette, Pháp, sĩ quan John bắn một mũi tên trúng ngực một trung sĩ Đức. Hành động này mở đầu cho cuộc giao tranh bằng súng máy giữa hai bên.

Trong Thế chiến 2, "Jack Điên" thường áp dụng lối đánh du kích. Trong một trận tập kích binh sĩ Đức quốc xã ở thị trấn L'Epinette, Pháp, sĩ quan John bắn một mũi tên trúng ngực một trung sĩ Đức. Hành động này mở đầu cho cuộc giao tranh bằng súng máy giữa hai bên.

Tiếp đến, trong trận Dunkirk, sĩ quan John giải cứu một sĩ quan bị thương nặng và được Quân đội Anh trao tặng Huân chương dũng cảm.

Tiếp đến, trong trận Dunkirk, sĩ quan John giải cứu một sĩ quan bị thương nặng và được Quân đội Anh trao tặng Huân chương dũng cảm.

Vào năm 1944, sĩ quan John dẫn đầu một cuộc tấn công trực diện quy mô lớn vào khu vực được phát xít Đức bảo vệ ở đảo Brač, Nam Tư. Ông và 7 đồng đội đến được mục tiêu. Tuy nhiên, sau khi sử dụng hết đạn, ông nhận ra tất cả các đồng đội đã tử trận. Sau đó, "Jack Điên" bị thương khi trúng một quả lựu đạn của kẻ địch.

Vào năm 1944, sĩ quan John dẫn đầu một cuộc tấn công trực diện quy mô lớn vào khu vực được phát xít Đức bảo vệ ở đảo Brač, Nam Tư. Ông và 7 đồng đội đến được mục tiêu. Tuy nhiên, sau khi sử dụng hết đạn, ông nhận ra tất cả các đồng đội đã tử trận. Sau đó, "Jack Điên" bị thương khi trúng một quả lựu đạn của kẻ địch.

Binh lính Đức quốc xã cho rằng "Jack Điên" có thể là họ hàng với Thủ tướng Anh Winston Churchill nên quyết định bắt sống và đưa ông về thủ đô Berlin để thẩm vấn. Sau khi điều tra, Đức quốc xã phát hiện "Jack Điên" chỉ là một sĩ quan bình thường, không có mối quan hệ họ hàng nào với Thủ tướng Churchill. Do đó, sĩ quan John bị đưa đến trại tập trung Sachsenhausen.

Binh lính Đức quốc xã cho rằng "Jack Điên" có thể là họ hàng với Thủ tướng Anh Winston Churchill nên quyết định bắt sống và đưa ông về thủ đô Berlin để thẩm vấn. Sau khi điều tra, Đức quốc xã phát hiện "Jack Điên" chỉ là một sĩ quan bình thường, không có mối quan hệ họ hàng nào với Thủ tướng Churchill. Do đó, sĩ quan John bị đưa đến trại tập trung Sachsenhausen.

Sau đó, sĩ quan John bị chuyển tới nhiều trại tập trung khác nhau trước khi đào thoát thành công và tìm được một đơn vị Mỹ ở Italy vào năm 1945 trước khi hội quân với đồng đội.

Sau đó, sĩ quan John bị chuyển tới nhiều trại tập trung khác nhau trước khi đào thoát thành công và tìm được một đơn vị Mỹ ở Italy vào năm 1945 trước khi hội quân với đồng đội.

Khi Thế chiến 2 kết thúc, "Jack Điên" tham gia nhiều nhiệm vụ ở Myanmar, Palestine và Australia trước khi trở về nước làm công việc hành chính trong Quân đội. Ông nghỉ hưu năm 1959.

Khi Thế chiến 2 kết thúc, "Jack Điên" tham gia nhiều nhiệm vụ ở Myanmar, Palestine và Australia trước khi trở về nước làm công việc hành chính trong Quân đội. Ông nghỉ hưu năm 1959.

Mời độc giả xem video: Bộ trưởng ngoại giao Nga cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo DM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/si-quan-anh-chien-dau-bang-cung-ten-khien-phat-xit-duc-kinh-so-1808914.html