Siết chặt hơn nữa công tác phòng, chống dịch Covid-19

Trước diễn biến hết sức phức tạp của đại dịch Covid-19 trong thời gian gần đây, Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố tiếp tục siết chặt hơn nữa công tác PCD với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân, đồng thời ổn định phát triển KT-XH.

Your browser does not support the audio element.

 Trạm y tế phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) xét nghiệm sàng lọc Covid-19 nhằm sớm phát hiện ca F0 trong cộng đồng. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, tính đến ngày 17/11, toàn tỉnh có 22 trường hợp đang điều trị Covid-19; 150 trường hợp F1 tiếp xúc với các ca F0; 52 trường hợp đang cách ly y tế; 544 trường hợp đang cách ly tập trung và 347 trường hợp đang cách ly tại nhà. Đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp, đã xuất hiện các ca bệnh trong cộng đồng liên quan đến công dân về từ vùng có dịch. Những ca mắc không có biểu hiện bệnh, chỉ khi lấy mẫu xét nghiệm mới phát hiện; nhiều trường hợp xét nghiệm đến lần thứ 3 mới cho kết quả dương tính. Các ca tái dương tính có tải lượng vi rút cao và có khả năng lây bệnh. Nhiều trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng dịch vẫn mắc Covid-19. Trong khi đó, công dân từ các tỉnh phía Nam có dịch vẫn tiếp tục trở về địa phương. Ngoài ra, theo đánh giá của BCĐ PCD Covid-19 tỉnh, một trong những nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh trở nên khó kiểm soát là bối cảnh xuất hiện F0 hiện đã khác. Với việc nới lỏng giãn cách, công dân từ tỉnh ngoài, trong đó có cả các tỉnh có dịch trở về địa phương tự do hơn nên lịch trình di chuyển của các F0 phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao hơn. Theo báo cáo của CDC tỉnh, trên địa bàn hiện có 2 trường hợp từ ca F0 ban đầu trở về địa phương đã làm lây lan cộng đồng. Cụ thể, ca bệnh BN954726 tại xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) về địa phương ngày 4/11. Từ ca bệnh này làm lây lan ra 2 trường hợp khác trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tại huyện Kim Bôi ghi nhận 1 trường hợp F0 là công dân về từ tỉnh Bắc Ninh có yếu tố dịch tễ rất phức tạp và chưa rõ nguồn lây. Từ ca F0 này đã truy vết được 58 F1 tại huyện Kim Bôi, 10 F1 tại TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn, Tân Lạc. Liên quan đến ca F0 này, địa bàn huyện Kim Bôi ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Phân tích về nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua, đồng chí Vũ Cao Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho rằng: Thực tế vẫn có trường hợp người dân về đến địa bàn nhưng không khai báo với cơ quan y tế ngay, mà 1 - 2 ngày sau mới đi khai báo. Trong thời điểm đó đã gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người. Vì vậy, đối với các điểm khai báo y tế đầu huyện, tỉnh cần có động thái thông báo với chính quyền địa phương nơi công dân về để nắm được thông tin, giám sát kịp thời. Mặt khác, cần xử lý nghiêm những trường hợp ý thức kém, không tuân thủ các quy định PCD. Xuất hiện các ca F0 và nhiều F1 liên quan, tuy nhiên thực tế cho thấy, tại nhiều địa phương, người dân vẫn có tâm lý chủ quan, tụ tập đông người mà không tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL đánh giá: Qua thực tế nắm bắt tại cơ sở tôi thấy ở nhiều vùng, nhất là khu vực chợ nông thôn, người dân rất chủ quan, lơ là trong thực hiện "5K". Nhiều người đến chỗ đông người không đeo khẩu trang, hoặc đeo nhưng không đúng cách, thể hiện sự chủ quan, đối phó. Các hoạt động giải trí, hát hò không cần thiết vẫn được tổ chức mà không đảm bảo yêu cầu phòng dịch. Chính sự chủ quan, lơ là trong phòng dịch đã dẫn đến những ca lây nhiễm cộng đồng trong thời gian qua. Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành công văn xử lý các trường hợp liên quan tại huyện Lạc Thủy đang trong thời gian cách ly tại nhà nhưng vẫn gặp gỡ, tiếp xúc nhiều người để lây dịch bệnh ra cộng đồng. Siết chặt hơn nữa công tác phòng, chống dịch Là địa bàn trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh, lưu lượng người ra vào rất lớn, TP Hòa Bình đứng trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan trong cộng đồng rất cao. Chia sẻ về vấn đề này, đồng chí Bùi Quang Điệp, Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19, đến nay, tỷ lệ tiêm chủng đạt gần 90% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm. Tuy nhiên, với thực tế dịch hiện nay, nguy cơ các ca nhiễm không rõ nguồn lây trong cộng đồng hiện hữu, vì vậy, thành phố dự kiến xét nghiệm sàng lọc trên địa bàn, đặc biệt đối với các tiểu thương ở chợ Phương Lâm để sớm nhất có thể tách F0 khỏi cộng đồng. Tại huyện Lương Sơn - địa bàn giáp ranh với Hà Nội, dù các chốt kiểm soát dịch bệnh dừng hoạt động nhưng huyện vẫn duy trì chốt bảo vệ vùng xanh trong khu dân cư, nhất là tại những xã giáp ranh. Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Chốt vùng xanh do các Tổ Covid cộng đồng đảm nhiệm, có nhiệm vụ hướng dẫn người dân từ tỉnh ngoài vào địa bàn khai báo y tế, đồng thời cũng giám sát người ngoài vào địa bàn, giám sát việc thực hiện quy định phòng dịch trong KDC. Theo đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, qua thực tế diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh hiện đang đối mặt với nguy cơ rất cao, đòi hỏi tỉnh phải siết chặt hơn nữa công tác PCD. Trước mắt, các địa phương cần hạn chế hoạt động tập trung đông người, hoạt động hiếu hỷ, lễ lạt giảm bớt thủ tục, hạn chế người ngoài tỉnh vào địa bàn. Rà soát, quản lý nghiêm, chặt người về từ vùng dịch. Cùng với đó, ngành Y tế cần đẩy mạnh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19. Tập trung vào việc rà soát tiêm chủng đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, người dân có bệnh lý nền để tư vấn, hướng dẫn, đảm bảo tiêm phòng Covid-19 cho 100% đối tượng trên 18 tuổi trở lên đủ điều kiện tiêm. Ngoài ra, BCĐ PCD Covid-19 tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố khẩn trương tính đến các phương án điều trị Covid-19. Chuẩn bị các điều kiện về khám, chữa bệnh, thu dung, sẵn sàng các phương án bệnh viện dã chiến, trạm y tế lưu động khi cần thiết kích hoạt ngay. Đồng thời, làm tốt công tác phân luồng ca bệnh để có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả. Đinh Hòa

Trạm y tế phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) xét nghiệm sàng lọc Covid-19 nhằm sớm phát hiện ca F0 trong cộng đồng. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, tính đến ngày 17/11, toàn tỉnh có 22 trường hợp đang điều trị Covid-19; 150 trường hợp F1 tiếp xúc với các ca F0; 52 trường hợp đang cách ly y tế; 544 trường hợp đang cách ly tập trung và 347 trường hợp đang cách ly tại nhà. Đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp, đã xuất hiện các ca bệnh trong cộng đồng liên quan đến công dân về từ vùng có dịch. Những ca mắc không có biểu hiện bệnh, chỉ khi lấy mẫu xét nghiệm mới phát hiện; nhiều trường hợp xét nghiệm đến lần thứ 3 mới cho kết quả dương tính. Các ca tái dương tính có tải lượng vi rút cao và có khả năng lây bệnh. Nhiều trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng dịch vẫn mắc Covid-19. Trong khi đó, công dân từ các tỉnh phía Nam có dịch vẫn tiếp tục trở về địa phương. Ngoài ra, theo đánh giá của BCĐ PCD Covid-19 tỉnh, một trong những nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh trở nên khó kiểm soát là bối cảnh xuất hiện F0 hiện đã khác. Với việc nới lỏng giãn cách, công dân từ tỉnh ngoài, trong đó có cả các tỉnh có dịch trở về địa phương tự do hơn nên lịch trình di chuyển của các F0 phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao hơn. Theo báo cáo của CDC tỉnh, trên địa bàn hiện có 2 trường hợp từ ca F0 ban đầu trở về địa phương đã làm lây lan cộng đồng. Cụ thể, ca bệnh BN954726 tại xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) về địa phương ngày 4/11. Từ ca bệnh này làm lây lan ra 2 trường hợp khác trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tại huyện Kim Bôi ghi nhận 1 trường hợp F0 là công dân về từ tỉnh Bắc Ninh có yếu tố dịch tễ rất phức tạp và chưa rõ nguồn lây. Từ ca F0 này đã truy vết được 58 F1 tại huyện Kim Bôi, 10 F1 tại TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn, Tân Lạc. Liên quan đến ca F0 này, địa bàn huyện Kim Bôi ghi nhận thêm 1 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Phân tích về nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời gian vừa qua, đồng chí Vũ Cao Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho rằng: Thực tế vẫn có trường hợp người dân về đến địa bàn nhưng không khai báo với cơ quan y tế ngay, mà 1 - 2 ngày sau mới đi khai báo. Trong thời điểm đó đã gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người. Vì vậy, đối với các điểm khai báo y tế đầu huyện, tỉnh cần có động thái thông báo với chính quyền địa phương nơi công dân về để nắm được thông tin, giám sát kịp thời. Mặt khác, cần xử lý nghiêm những trường hợp ý thức kém, không tuân thủ các quy định PCD. Xuất hiện các ca F0 và nhiều F1 liên quan, tuy nhiên thực tế cho thấy, tại nhiều địa phương, người dân vẫn có tâm lý chủ quan, tụ tập đông người mà không tuân thủ các biện pháp phòng dịch. Đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL đánh giá: Qua thực tế nắm bắt tại cơ sở tôi thấy ở nhiều vùng, nhất là khu vực chợ nông thôn, người dân rất chủ quan, lơ là trong thực hiện "5K". Nhiều người đến chỗ đông người không đeo khẩu trang, hoặc đeo nhưng không đúng cách, thể hiện sự chủ quan, đối phó. Các hoạt động giải trí, hát hò không cần thiết vẫn được tổ chức mà không đảm bảo yêu cầu phòng dịch. Chính sự chủ quan, lơ là trong phòng dịch đã dẫn đến những ca lây nhiễm cộng đồng trong thời gian qua. Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành công văn xử lý các trường hợp liên quan tại huyện Lạc Thủy đang trong thời gian cách ly tại nhà nhưng vẫn gặp gỡ, tiếp xúc nhiều người để lây dịch bệnh ra cộng đồng. Siết chặt hơn nữa công tác phòng, chống dịch Là địa bàn trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh, lưu lượng người ra vào rất lớn, TP Hòa Bình đứng trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập, lây lan trong cộng đồng rất cao. Chia sẻ về vấn đề này, đồng chí Bùi Quang Điệp, Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19, đến nay, tỷ lệ tiêm chủng đạt gần 90% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm. Tuy nhiên, với thực tế dịch hiện nay, nguy cơ các ca nhiễm không rõ nguồn lây trong cộng đồng hiện hữu, vì vậy, thành phố dự kiến xét nghiệm sàng lọc trên địa bàn, đặc biệt đối với các tiểu thương ở chợ Phương Lâm để sớm nhất có thể tách F0 khỏi cộng đồng. Tại huyện Lương Sơn - địa bàn giáp ranh với Hà Nội, dù các chốt kiểm soát dịch bệnh dừng hoạt động nhưng huyện vẫn duy trì chốt bảo vệ vùng xanh trong khu dân cư, nhất là tại những xã giáp ranh. Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Chốt vùng xanh do các Tổ Covid cộng đồng đảm nhiệm, có nhiệm vụ hướng dẫn người dân từ tỉnh ngoài vào địa bàn khai báo y tế, đồng thời cũng giám sát người ngoài vào địa bàn, giám sát việc thực hiện quy định phòng dịch trong KDC. Theo đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, qua thực tế diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh hiện đang đối mặt với nguy cơ rất cao, đòi hỏi tỉnh phải siết chặt hơn nữa công tác PCD. Trước mắt, các địa phương cần hạn chế hoạt động tập trung đông người, hoạt động hiếu hỷ, lễ lạt giảm bớt thủ tục, hạn chế người ngoài tỉnh vào địa bàn. Rà soát, quản lý nghiêm, chặt người về từ vùng dịch. Cùng với đó, ngành Y tế cần đẩy mạnh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19. Tập trung vào việc rà soát tiêm chủng đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, người dân có bệnh lý nền để tư vấn, hướng dẫn, đảm bảo tiêm phòng Covid-19 cho 100% đối tượng trên 18 tuổi trở lên đủ điều kiện tiêm. Ngoài ra, BCĐ PCD Covid-19 tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố khẩn trương tính đến các phương án điều trị Covid-19. Chuẩn bị các điều kiện về khám, chữa bệnh, thu dung, sẵn sàng các phương án bệnh viện dã chiến, trạm y tế lưu động khi cần thiết kích hoạt ngay. Đồng thời, làm tốt công tác phân luồng ca bệnh để có phương án điều trị phù hợp, hiệu quả. Đinh Hòa

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/306/159649/siet-chat-hon-nua-cong-tac-phong,-chong-dich-covid-19.htm