Siêu bom GBU-57 của Mỹ có thể xuyên phá 60 mét bê tông cốt thép

Siêu bom GBU-57 nặng 14 tấn có khả năng xuyên phá 60 mét bê tông cốt thép, đây được coi là loại bom phi hạt nhân nguy hiểm nhất của Mỹ hiện nay.

Siêu bom GBU-5 do hãng Boeing phát triển là dòng vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất hiện nay của quân đội Mỹ.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã và tiếp tục khẳng định rằng, bom này được chế tạo chuyên để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố ngầm dưới đất, nơi đối phương có thể tiến hành các hoạt động nghiên cứu và cất giữ vũ khí hạt nhân.

GBU-57 là loại bom xuyên phá bê tông lớn nhất thế giới hiện nay với chiều dài 6,1 m và khối lượng khoảng 14 tấn.

Đây là loại bom sát thủ boongke lừng danh, là niềm tự hào của lực lượng không quân chiến lược Mỹ.

Với trọng lượng 14 tấn, GBU-57 nặng hơn cả GBU-43, loại bom tấn công mặt đất được mệnh danh là bom mẹ với khối lượng 10,3 tấn.

Bom GBU-57 có thể chứa 2,5 tấn thuốc nổ và được tích hợp khả năng dẫn đường nhờ hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GPS).

Khi lao xuống, GBU-57 sẽ xuyên thấu các tầng bê tông cốt thép nhờ tốc độ cao kết hợp lớp vỏ cực cứng.

Phía đuôi bom được gắn hệ thống quạt đẩy giúp tăng tốc độ để xuyên phá sâu hơn.

Phía đuôi bom được gắn hệ thống quạt đẩy giúp tăng tốc độ để xuyên phá sâu hơn.

Sau khi đạt được độ sâu tối đa có thể, bom sẽ tự kích nổ để công phá mục tiêu.

Sau khi đạt được độ sâu tối đa có thể, bom sẽ tự kích nổ để công phá mục tiêu.

Phần vỏ của đầu nổ được làm từ hợp kim thép đặc biệt để có thể xuyên phá tốt hơn.

Phần vỏ của đầu nổ được làm từ hợp kim thép đặc biệt để có thể xuyên phá tốt hơn.

Tuy sức nổ chỉ tương đương 3-5 tấn TNT nhưng nhờ gây nổ từ bên trong nên sức công phá của GBU-57 lớn hơn rất nhiều so với tấn công trên mặt đất.

Tuy sức nổ chỉ tương đương 3-5 tấn TNT nhưng nhờ gây nổ từ bên trong nên sức công phá của GBU-57 lớn hơn rất nhiều so với tấn công trên mặt đất.

GBU-57 có khả năng xuyên sâu tới 60m qua lớp bê tông thông thường, 8m qua bê tông cường lực và 40m qua đá cứng.

GBU-57 có khả năng xuyên sâu tới 60m qua lớp bê tông thông thường, 8m qua bê tông cường lực và 40m qua đá cứng.

Bên cạnh đó, phiên bản mới của GBU-57 được tăng cường công nghệ dẫn đường điện tử để tăng độ chính xác cũng như khả năng né các hệ thống phòng không.

Bên cạnh đó, phiên bản mới của GBU-57 được tăng cường công nghệ dẫn đường điện tử để tăng độ chính xác cũng như khả năng né các hệ thống phòng không.

Mỹ phát triển mẫu siêu bom xuyên phá boong ke này từ năm 2002.

Mỹ phát triển mẫu siêu bom xuyên phá boong ke này từ năm 2002.

Năm 2009, hãng Boeing được Bộ Quốc phòng Mỹ trao hợp đồng chế tạo siêu bom GBU-57.

Năm 2009, hãng Boeing được Bộ Quốc phòng Mỹ trao hợp đồng chế tạo siêu bom GBU-57.

Kể từ đó, 7 phiên bản siêu bom GBU-57 ra đời, mới nhất là phiên bản GBU-57F/B với những nâng cấp liên quan đến hệ thống định vị, ngòi nổ và cấu trúc.

Kể từ đó, 7 phiên bản siêu bom GBU-57 ra đời, mới nhất là phiên bản GBU-57F/B với những nâng cấp liên quan đến hệ thống định vị, ngòi nổ và cấu trúc.

Theo số liệu tính đến năm 2015, 20 quả bom loại này đã được hãng Boeing bàn giao cho không quân Mỹ.

Theo số liệu tính đến năm 2015, 20 quả bom loại này đã được hãng Boeing bàn giao cho không quân Mỹ.

Mỗi quả bom GBU-57 có chi phí sản xuất vào khoảng 3,5 triệu USD.

Mỗi quả bom GBU-57 có chi phí sản xuất vào khoảng 3,5 triệu USD.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/sieu-bom-gbu-57-cua-my-co-the-xuyen-pha-60-met-be-tong-cot-thep-post539065.antd