Siêu giải Super League trở lại: Cơn ác mộng với UEFA

Dự án Euro Super League (siêu giải Super League ) từng khiến bóng đá thế giới chấn động đang được tái khới động trở lại với những kế hoạch hoàn toàn mới.

Dự án Super League hi sinh là thách thc vi UEFA

Theo thông tin được giới truyền thông phương Tây đăng tải vào chiều qua 9/2/2023, dự án về siêu giải đấu Euro Super League (ESL) từng khiến Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) "mất ăn, mất ngủ" đã bất ngờ được tái khởi động trở lại với thể thức mới.

Theo đó những nhà sáng lập giải đang lên kế hoạch tổ chức một giải đấu giàu tính cạnh tranh với sự tham gia của 60 - 80 đội bóng hàng đầu ở châu Âu. Mục đích tạo nên giải Super League nhằm duy trì doanh thu ổn định cho các CLB và đồng thời cũng góp phần phá bỏ thế độc quyền của UEFA.

Siêu giải Super League xuất hiện nhằm thay thế cho UEFA Champions League

Siêu giải Super League xuất hiện nhằm thay thế cho UEFA Champions League

Chia sẻ với báo giới tại châu Âu, người đại diện của công ty A22 Sport Management là đơn vị được giao trọng trách điều hành giải đấu đã thông báo về thể thức mới của giải đấu.

Cụ thể, phía A22 Sport Management cho biết: "ESL sẽ là một giải đấu mở với nhiều hạng đấu cho phép tổng số đội tham dự có thể lên tới 60-80 đội. Doanh thu bên vững sẽ được phân phối theo mô hình kim tự tháp.

Các đội bóng tham dự sẽ được đánh giá trên thành tích thi đấu hàng năm và sẽ không có thành viên cố định. Điều này giúp các CLB đang phát triển vẫn có thể tiếp cận với giải đấu và đảm bảo động lực cạnh tranh ở giải quốc nội"

Căn cứ vào năng lực, trình độ của các đội bóng tham dự mà ban tổ chức giải đấu sẽ chia họ vào các nhóm, có lên và xuống hạng sau mỗi mùa giải. Mỗi đội bóng sẽ thi đấu tối thiểu 14 trận mỗi mùa. Các đội bóng tham dự Super League sẽ thu về nguồn lợi kinh tế rất lớn.

Điều đặc biệt hơn là sẽ không có thành viên vĩnh viễn ở Super League. Sẽ có những tiêu chí để quyết định những suất tham dự giải đấu. Được biết tới lúc này đã có hơn 50 đội bóng ở châu Âu được ban tổ chức liên hệ mời tham gia dự án Super League.

Trước đó, dự án Super League được manh nha hồi tháng 4/2021 do chủ tịch Real Madrid Florentino Perez khởi xướng và đã nhận được sự hưởng ứng của 11 đội bóng lớn ở châu Âu gồm MU, Chelsea, Arsenal, Liverpool, Tottenham, Man City, Barca, Atletico, Juventus, Inter và AC Milan.

Ngay lập tức Liên đoàn bóng đá châu Âu đã phản đối gay gắt vì cho rằng dự án này sẽ làm xáo trộn trật tự bóng đá vốn đang quy củ vả ổn định bấy lâu nay. Đặc biệt nó chắc chắn sẽ khiến giải đấu có tính cạnh tranh số 1 hành tinh cấp CLB là UEFA Champions League bị ảnh hưởng không nhỏ.

Siêu giải Super League bị đông đảo người hâm mộ

Siêu giải Super League bị đông đảo người hâm mộ

Trước áp lực, thậm chí là cả đe dọa của cơ quan bóng đá quyền lực nhất châu Âu, Super League chỉ còn lại 3 CLB tiếp tục theo đuổi kế hoạch này là Real Madrid, Barcelona và Juventus. Cả 3 đã tham gia vụ kiện chống lại UEFA tại Madrid và giành chiến thắng. Theo đó, họ được phép thành lập các giải đấu mới mà không chịu sự chi phối của UEFA.

Sau khi vượt qua được trở ngại được xem là lớn nhất, Super League tái khởi động với thể thức mới. Và mới đây công ty A22 - đại diện cho Super League đã gửi thông báo đến các kênh truyền thông lớn khắp châu Âu về sự trở lại của giải đấu đã và đang khiến các quan chức UEFA không khỏi lo ngại.

Liu d án Super League có b UEFA làm khó?

Cho tới lúc này, thể thức thi đấu của Super League vẫn được Real, Barcelona và Juventus giữ bí mật, nhưng ngay cả khi các bên công khai về dự án thì liệu nó có diễn ra suôn sẻ để hoạt động bình thường hay không. Bởi các đội bóng hoàn toàn có thể đối mặt với các án phạt nếu tham dự giải.

Theo báo giới Tây Ban Nha, trước việc hai đội bóng Real Madrid cùng Barcelona là hai trong số những đội bóng ủng hộ nhiệt liệt kế hoạch này, ngay lập tức Giám đốc điều hành giải La Liga, Javier Tebas đã tung "đòn gió" đe dọa trừng phạt hai câu lạc bộ này vì ủng hộ kế hoạch Euro Super League.

Dự án Euro Super League từng nhận được sự ủng hộ của nhiều ông lớn bóng đá châu Âu.

Dự án Euro Super League từng nhận được sự ủng hộ của nhiều ông lớn bóng đá châu Âu.

Chia sẻ với giới truyền thông xứ sở đấu bò, ông Javier Tebas không ngại gọi ESL là "sói hung ác" và miêu tả bóng đá châu Âu giống như "cô bé quàng khăn đỏ".

"ESL là một con sói hung ác, cải trang thành một bà cụ để cố đánh lừa cả nền bóng đá châu Âu. Bốn hạng đấu tại châu Âu? Dĩ nhiên, hạng đấu đầu tiên chỉ dành cho họ mà thôi, giống kế hoạch năm 2019", vị này chia sẻ.

Thêm vào đó, ông Javier Tebas cho biết ban tổ chức La Liga đã gạch tên của Real Madrid và Barcelona khỏi các cuộc họp của giải đấu về bản quyền truyền hình, cũng như tước bỏ phiếu của cả hai CLB.

Quyết định trên đồng nghĩa với việc Real lẫn Barca sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền biểu quyết tới những vấn đề liên quan tới giải đấu. Bên cạnh đó, doanh thu từ bản quyền truyền hình của cả Real cùng Barca sẽ bị tác động đáng kể. Thậm chí, trong trường hợp xấu nhất, hai đội bóng này nguy cơ bị loại khỏi La Liga.

Hiện phía La Liga chưa đưa ra thông báo chính thức về trường hợp của hai ông lớn nói trên. Tuy vậy, khó có thể loại trừ một cuộc "thanh trừng" nhắm tới Real và Barca. Tebas là người tỏ thái độ thù địch thấy rõ với Super League và sự kiện mới đây có thể châm ngòi cho những xung đột khó hàn gắn giữa các bên liên quan.

Dù sao đi nữa, dự án Euro Super League vẫn được kỳ vọng sẽ là tương lai của bóng đá châu Âu vốn đang phân hóa giàu nghèo rất rõ rệt. Người ta tin rằng ESL với các quy tắc, biện pháp sẽ kiểm soát hiệu quả hơn so với Quy tắc công bằng tài chính (FFP) của UEFA.

Theo đó, các CLB chỉ được chi tiêu chuyển nhượng và trả lương cầu thủ theo một tỷ lệ cố định dựa trên doanh thu hằng năm, ngăn chặn hành động bơm tiền vô tội vạ từ túi tiền của các ông chủ giàu có nước ngoài, đặc biệt là tại Premier League, giải đấu mà các đội bóng đã chi ra 830 triệu euro để mua sắm cầu thủ, nhiều hơn các giải VĐQG Tây Ban Nha, Đức, Italia và Pháp cộng lại.

Nếu mọi việc thuận lợi, giải Euro Super League sẽ trở thành hiện thực trong hơn 2 năm tới. Và lần này, khi nó được tạo ra bởi mong muốn thay đổi vì lợi ích chung của rất nhiều CLB châu Âu, khó có lý do gì để UEFA cấm đoán.

Mạnh Cường

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/sieu-giai-super-league-tro-lai-con-ac-mong-voi-uefa-241951.html