Siêu ngư lôi Mk 48 là thủ phạm đánh chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga?

Vụ nổ lớn gây chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk thuộc biên chế Hải quân Nga hồi năm 2000 hiện vẫn đang là một trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử quân sự thế giới.

 Mk 48 là loại ngư lôi hạng nặng được trang bị cho tàu ngầm của Hải quân Mỹ và đồng minh, có thể dùng để chống cả tàu mặt nước và tàu ngầm nguyên tử hoạt động ở độ sâu lớn.

Mk 48 là loại ngư lôi hạng nặng được trang bị cho tàu ngầm của Hải quân Mỹ và đồng minh, có thể dùng để chống cả tàu mặt nước và tàu ngầm nguyên tử hoạt động ở độ sâu lớn.

 Ngư lôi Mk 48 bắt đầu được phát triển từ cuối thập niên 1960 để bắt kịp với những tiến bộ của công nghệ tàu ngầm Liên Xô và chính thức đưa vào trang bị năm 1972 với phiên bản Mk 48 Mod 1.

Ngư lôi Mk 48 bắt đầu được phát triển từ cuối thập niên 1960 để bắt kịp với những tiến bộ của công nghệ tàu ngầm Liên Xô và chính thức đưa vào trang bị năm 1972 với phiên bản Mk 48 Mod 1.

 Đến năm 1988, phiên bản nâng cấp có tên gọi Mk 48 ADCAP đã ra đời và nó bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt trong năm 1989.

Đến năm 1988, phiên bản nâng cấp có tên gọi Mk 48 ADCAP đã ra đời và nó bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt trong năm 1989.

 Biến thể ngư lôi Mk 48 hiện đại nhất hiện nay là Mk 48 Mod 7 CBASS với băng thông của hệ thống sonar được mở rộng chính thức đi vào hoạt động năm 2008 và có giá rất cao lên tới 3,8 triệu USD/quả.

Biến thể ngư lôi Mk 48 hiện đại nhất hiện nay là Mk 48 Mod 7 CBASS với băng thông của hệ thống sonar được mở rộng chính thức đi vào hoạt động năm 2008 và có giá rất cao lên tới 3,8 triệu USD/quả.

 Ngư lôi Mk 48/Mk-48 ADCAP có trọng lượng 1.558/1.676 kg; đầu đạn 295 kg; chiều dài 5,79 m; đường kính 533 mm; tầm bắn hiệu quả 38 km khi chạy ở tốc độ 102 km/h hoặc 50 km với tốc độ 74 km/h; độ sâu hoạt động lớn nhất đạt tới 800 m.

Ngư lôi Mk 48/Mk-48 ADCAP có trọng lượng 1.558/1.676 kg; đầu đạn 295 kg; chiều dài 5,79 m; đường kính 533 mm; tầm bắn hiệu quả 38 km khi chạy ở tốc độ 102 km/h hoặc 50 km với tốc độ 74 km/h; độ sâu hoạt động lớn nhất đạt tới 800 m.

 Mk 48 có thể được dẫn hướng từ tàu ngầm bằng dây gắn trên ngư lôi, chúng cũng có các sensor chủ động hoặc bị động riêng để tự tiến hành dò tìm, thực hiện quy trình bám và tấn công mục tiêu.

Mk 48 có thể được dẫn hướng từ tàu ngầm bằng dây gắn trên ngư lôi, chúng cũng có các sensor chủ động hoặc bị động riêng để tự tiến hành dò tìm, thực hiện quy trình bám và tấn công mục tiêu.

 Ngư lôi Mk 48 được thiết kế để nổ phía dưới các tàu mặt nước, đây là vị trí tối ưu mà theo tính toán sẽ gây ra tác hại lớn nhất.

Ngư lôi Mk 48 được thiết kế để nổ phía dưới các tàu mặt nước, đây là vị trí tối ưu mà theo tính toán sẽ gây ra tác hại lớn nhất.

 Sức mạnh của ngư lôi hạng nặng Mk 48 được thể hiện rõ nhất trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương - RIMPAC 2008.

Sức mạnh của ngư lôi hạng nặng Mk 48 được thể hiện rõ nhất trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương - RIMPAC 2008.

 Tàu ngầm HMAS Waller lớp Collins của Hải quân Hoàng gia Australia với ngư lôi MK 48 Mod 7 CBASS đã cắt đôi khu trục hạm mục tiêu có lượng giãn nước 3.000 tấn chỉ với một phát bắn duy nhất.

Tàu ngầm HMAS Waller lớp Collins của Hải quân Hoàng gia Australia với ngư lôi MK 48 Mod 7 CBASS đã cắt đôi khu trục hạm mục tiêu có lượng giãn nước 3.000 tấn chỉ với một phát bắn duy nhất.

Khoảnh khắc ngư lôi hạng nặng Mk 48 cắt đôi con tàu mặt nước cỡ 3.000 tấn chỉ bằng một phát bắn duy nhất.

 Ngoài ra không thể bỏ qua sự kiện ngư lôi Mk 48 bị xem là nghi phạm số 1 đã đánh chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga hồi năm 2000.

Ngoài ra không thể bỏ qua sự kiện ngư lôi Mk 48 bị xem là nghi phạm số 1 đã đánh chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga hồi năm 2000.

 Nghi vấn trên càng trở nên rõ nét khi xác tàu ngầm Kursk được trục vớt vào năm 2001 đã cho thấy phía trên thân tàu có một vết lõm hướng vào trong.

Nghi vấn trên càng trở nên rõ nét khi xác tàu ngầm Kursk được trục vớt vào năm 2001 đã cho thấy phía trên thân tàu có một vết lõm hướng vào trong.

 Chuyên gia Maurice Stradling sau khi phân tích bức ảnh đã cho rằng: "Lỗ hổng này là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc tấn công bằng ngư lôi Mk 48".

Chuyên gia Maurice Stradling sau khi phân tích bức ảnh đã cho rằng: "Lỗ hổng này là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc tấn công bằng ngư lôi Mk 48".

 Ông cho rằng: "Loại ngư lôi này có khả năng xuyên qua vỏ thép của tàu ngầm, thông qua một cơ chế đặc biệt nằm ở phần mũi quả ngư lôi có thể đốt cháy và làm tan chảy kim loại".

Ông cho rằng: "Loại ngư lôi này có khả năng xuyên qua vỏ thép của tàu ngầm, thông qua một cơ chế đặc biệt nằm ở phần mũi quả ngư lôi có thể đốt cháy và làm tan chảy kim loại".

 Cả Hải quân Nga và Mỹ đều từ chối bình luận về cáo buộc trên, điều này càng làm tăng thêm sự bí ẩn bao quanh một trong những thảm họa nghiêm trọng nhất của lịch sử quân sự hiện đại.

Cả Hải quân Nga và Mỹ đều từ chối bình luận về cáo buộc trên, điều này càng làm tăng thêm sự bí ẩn bao quanh một trong những thảm họa nghiêm trọng nhất của lịch sử quân sự hiện đại.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-sieu-ngu-loi-mk-48-la-thu-pham-danh-chim-tau-ngam-nguyen-tu-kursk-cua-nga/774581.antd