Cụ thể, hệ thống pháo tự hành Msta-S mà Quân đội Nga bỏ lại chiến trường được tìm thấy vẫn đang ở trong tình trạng tốt, hầu như chưa thấy hư hại nặng nề từ bên ngoài, đồng thời cũng có rất nhiều đạn của nó bị bỏ lại. Nguồn ảnh: Truyền thông địa phương.
Tuy không biết lý do tại sao hệ thống lựu pháo tự hành Msta-S này bị bỏ lại tại đây, nhưng quả thực lãng phí khi một khí tài có ích trên chiến trường lại bị vứt lại, thậm chí còn cùng với rất nhiều đạn. Nguồn ảnh: Truyền thông địa phương.
Chi tiết về dòng pháo tự hành Msta-S, đây là một dòng lựu pháo tự hành bọc thép được Liên Xô sau này là Nga thiết kế và phát triển, bắt đầu chính thức hoạt động vào năm 1989, được NATO định danh là M1990. Nguồn ảnh: wikiwand.com.
Msta-S được thiết kế dựa trên cơ sở khung gầm bánh xích của dòng xe tăng T-80 và được kết hợp trang bị động cơ diesel của dòng chiến xa T-72 của Nga, cung cấp tới 840 mã lực, với kích thước chiều dài đạt 7,15m, rộng 3,38m, cao 2,99m, và tải trọng toàn bộ chỉ 42 tấn bao gồm 5 người trong kíp chiến đấu. Nguồn ảnh; gallery.world.
Nhờ tải trọng tương đối nhẹ nhàng và kích thước nhỏ gọn, kết hợp với bộ động cơ cung cấp tới 840 mã lực, siêu pháo tự hành Msta-S của Quân đội Nga sở hữu sự cơ động đáng sợ, cung cấp tới 20 mã lực/ tấn, tương đương với tối đa 60km/h, hoạt động bền bỉ trong phạm vi 500km. Nguồn ảnh: wikimedioc.com.
Mẫu siêu pháo tự hành 2S19 Msta-S vốn được thiết kế nhằm hướng tới tiêu diệt các mục tiêu đối phương như trận địa pháo và cối, các lực lượng tăng thiết giáp và phương tiện chống tăng, dễ dàng tiêu diệt vũ khí và trang bị từ trong đến ngoài công sự. Nguồn ảnh: soldat.pro.
Hỏa lực của Msta-S đến từ việc được trang bị nòng pháo chính cỡ 152,4mm, bắn được hầu hết các loại đạn 152mm tiêu chuẩn, bao gồm cả đạn pháo Krasnopol có điều khiển laser mạnh mẽ, với cơ số đạn lên tới 50 viên, nạp đạn tự động. Nguồn ảnh: wikimedioc.com.
Tháp pháo của pháo tự hành 2S19 Msta-S còn được trang bị thêm súng máy phòng không NSVT cỡ 12,7mm với cơ số đạn lên tới 300 viên, đồng thời cũng được trang bị hệ thống phòng xạ - sinh – hóa nhằm chống lại các vũ khí sinh hóa, đảm bảo an toàn cho kíp chiến đấu. Nguồn ảnh: 4archive.org.
Ngoài ra, kể từ năm 2008, Quân đội Nga đã đặt hàng loại siêu pháo tự hành Msta-S được trang bị cả hệ thống kiểm soát bắn tự động hiện đại kết hợp ngắm bắn thu nhận tín hiệu vệ tinh, đem lại đổ chuẩn xác cao. Nguồn ảnh: mocah.org.
Cùng với đó là tốc độ bắn cao của Msta-S đạt khả năng bắn từ 6-8 viên/phút, với nòng pháo mang khả năng xoay ngang 360 độ, góc nâng dọc đạt từ -4 độ - +68 độ, cơ động cho việc hướng tới mục tiêu ở các khoảng cách khác nhau. Nguồn ảnh: wikimedioc.com.
Về tầm bắn, pháo tự hành Msta-S sở hữu tầm bắn xa đạt tới tối đa 29km với đạn trích khí đẩy, nhưng cũng có thể đạt tới 36km nếu sử dụng đạn phản lực, ví dụ như đạn pháo tăng tầm. Nguồn ảnh: ria.ru.
Có thể thấy, đây là một loại siêu khí tài của Quân đội Nga, sở hữu khả năng cơ động, tác chiến hiệu quả, và sức chiến đấu mang tính công phá cao, hoàn toàn phù hợp với việc triển khai tại cuộc xung đột Nga – Ukraine, ví dụ như bắn loạt đạn tiên phong hoặc phòng thủ để Lực lượng Thiết giáp Nga tiên công. Nguồn ảnh: en.topwar.ru.
Tuy nhiên, một trong các hệ thống siêu pháo tự hành Msta-S lại bị bỏ lại với lý do bí ẩn, điều này có thể nói là một tổn thất đối với phía Quân đội Nga, còn với Quân đội Ukraine, nếu như họ có được thêm mẫu pháo tự hành này thì chắc chắn sẽ là một lợi thế lớn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Người dân địa phương Ukraine ghi lại hình ảnh khi tìm thấy siêu pháo tự hành Msta-S Quân đội Nga trên chiến trường. Nguồn: Truyền thông địa phương.
Minh Hoàng