Siêu radar Mỹ có giúp Saudi an toàn hơn?
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ vừa ký bản hợp đồng thương vụ hệ thống radar phòng thủ tên lửa AN/TPY-2 với Saudi Arabia.
Thương vụ radar AN/TPY-2 có tổng trị giá lên tới 2,3 tỷ USD. Hợp đồng là một phần của việc bán quân sự nước ngoài choVương quốc Saudi Arabia của chính phủ Mỹ. Dù công bố số tiền nhưng hiện không rõ Saudi sẽ được sở hữu bao nhiêu hệ thống radar AN/TPY-2.
Theo nguồn tin của Raytheon, khi được tiếp nhận, những hệ thống radar tối tân này sẽ là thành phần của hệ thống phòng thủ THAAD hoàn chỉnh. Đặc biệt, AN/TPY-2 có thể còn được Saudi dùng để phối hợp với những hệ thống Patriot PAC-3 hiện có trong quân đội nước này.
Hiện chưa rõ Saudi sẽ tích hợp radar của THAAD vào hệ thống PAC-3 thế nào bởi AN/TPY-2 ra đời với nhiệm vụ khác hẳn radar của Patriot. Trong khi đó, chuyên gia của tờ Defence-blog cho rằng, dù THAAD và PAC-3 có hoạt động tốt vẫn khó có thể mang lại an toàn cho Saudi Arabia.
Theo nguồn tin này, chỉ tính từ năm 2018 đến nay, hệ thống phòng thủ PAC-3 của Saudi đã bị UAV mang vũ khí tấn công ít nhất 4 lần khiến vũ khí này tê liệt trong một thời gian dài.
Trong khi đó, cuộc tấn công cũng bằng vũ khí tương tự cũng đã nhiều lần đánh thẳng vào sân bay quốc tế và loạt mục tiêu dân sự khác gây thiệt hại lớn.
Căn cứ vào số lần Saudi bị tấn công bằng UAV cho thấy, mối đe dọa lớn nhất và thường trực nhất với Riyadh không phải là những tên lửa đạn đạo tầm cao mà chính là UAV mang vũ khí.
Chính vì vậy, nguồn tin này cho rằng hệ thống THAAD sẽ không giúp Saudi an toàn hơn mà nước này nên tăng cường khả năng đánh chặn tầm thấp để đối phó với mối đe dọa thường trực. Và đây có thể là nguyên nhân khiến Saudi tích hợp AN/TPY-2 cho PAC-3.
Không hoàn toàn yên tâm với phương án này, Saudi đồng thời đẩy nhanh kế hoạch mua sắm hệ thống Pantsir-S1 của Nga hoặc Iron Dome của Israel.
Hiện phương án mua sắm cả 2 vũ khí này đang được Saudi tính đến nhưng giới chức quốc phòng Saudi nghiêng về phương án Pantsir-S1 nhiều hơn bởi thành tích ấn tượng vũ khí này thể hiện trong thời gian qua cho thấy vũ khí này vượt trội của mình.
Trong khi đó, hệ thống Iron Dome lại thể hiện khả năng đánh chặn không mấy ấn tượng nhất là khi phải đối phó với cuộc tấn công bằng rocket từ Gaza hồi đầu tháng 5/2019.
Căn cứ vào thành tích thực chiến, không hề khó hiểu nếu Saudi Arabia quyết định chọn vũ Pantsir-S1 chứ không phải Iron Dome dù có thể sự lựa chọn này sẽ vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ Mỹ.