Siêu tàu sân bay duy nhất trong lịch sử nước Mỹ bị chìm xuống biển sâu

Hàng không mẫu hạm USS America được sử dụng làm mục tiêu bắn đạn thật của hải quân Mỹ, trở thành siêu tàu sân bay duy nhất bị đánh chìm trong lịch sử nước này.

Ngày 14/5/2005, siêu tàu sân bay USS America (CV-66) đã chìm xuống biển sau gần một tháng đóng vai trò làm mục tiêu bắn đạn thật cho các máy bay và chiến hạm hải quân Mỹ.

Ngày 14/5/2005, siêu tàu sân bay USS America (CV-66) đã chìm xuống biển sau gần một tháng đóng vai trò làm mục tiêu bắn đạn thật cho các máy bay và chiến hạm hải quân Mỹ.

Đây là siêu tàu sân bay duy nhất bị đánh chìm trong lịch sử lực lượng vũ trang Mỹ, những dữ liệu thu thập được trong sự kiện này giúp Mỹ phát triển những hàng không mẫu hạm có khả năng sống sót cao hơn.

Đây là siêu tàu sân bay duy nhất bị đánh chìm trong lịch sử lực lượng vũ trang Mỹ, những dữ liệu thu thập được trong sự kiện này giúp Mỹ phát triển những hàng không mẫu hạm có khả năng sống sót cao hơn.

Thuật ngữ "siêu tàu sân bay" được dùng để chỉ những hàng không mẫu hạm có lượng giãn nước trên 65.000 tấn.

Thuật ngữ "siêu tàu sân bay" được dùng để chỉ những hàng không mẫu hạm có lượng giãn nước trên 65.000 tấn.

Với lượng giãn nước đầy tải hơn 82.000 tấn, USS America được xếp vào siêu tàu sân bay lớp Kitty Hawk của Mỹ.

Với lượng giãn nước đầy tải hơn 82.000 tấn, USS America được xếp vào siêu tàu sân bay lớp Kitty Hawk của Mỹ.

Nhập biên chế năm 1965, siêu tàu sân bay này trải qua phần lớn quãng đời hoạt động phục vụ tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, nhưng cũng từng được biệt phái ba lượt sang khu vực Thái Bình Dương.

Nhập biên chế năm 1965, siêu tàu sân bay này trải qua phần lớn quãng đời hoạt động phục vụ tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, nhưng cũng từng được biệt phái ba lượt sang khu vực Thái Bình Dương.

Con tàu cũng tham gia các Chiến dịch Lá chắn Sa mạc và Bão táp Sa mạc tại vùng vịnh Ba Tư đầu Thập niên 1990 trước khi bị loại biên vào năm 1996.

Con tàu cũng tham gia các Chiến dịch Lá chắn Sa mạc và Bão táp Sa mạc tại vùng vịnh Ba Tư đầu Thập niên 1990 trước khi bị loại biên vào năm 1996.

Việc một hàng không mẫu hạm bị đánh chìm trong chiến đấu là điều rất khó tưởng tượng, nhưng không phải là không thể xảy ra.

Việc một hàng không mẫu hạm bị đánh chìm trong chiến đấu là điều rất khó tưởng tượng, nhưng không phải là không thể xảy ra.

Trong bối cảnh những cường quốc liên tục phát triển các vũ khí được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" thì việc hàng không mẫu hạm bị đánh chìm là điều có thể xảy ra.

Trong bối cảnh những cường quốc liên tục phát triển các vũ khí được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay" thì việc hàng không mẫu hạm bị đánh chìm là điều có thể xảy ra.

Đầu thập niên 2000, hải quân Mỹ bắt đầu phát triển hàng không mẫu hạm lớp Ford mới để thay thế những chiếc Nimitz trong biên chế.

Đầu thập niên 2000, hải quân Mỹ bắt đầu phát triển hàng không mẫu hạm lớp Ford mới để thay thế những chiếc Nimitz trong biên chế.

Để bảo đảm khả năng sống sót của lớp tàu sân bay mới trong chiến đấu, họ cần dữ liệu thực tế về tác động của các vũ khí diệt hạm khác nhau với một chiếc tàu sân bay.

Để bảo đảm khả năng sống sót của lớp tàu sân bay mới trong chiến đấu, họ cần dữ liệu thực tế về tác động của các vũ khí diệt hạm khác nhau với một chiếc tàu sân bay.

Vấn đề lớn nhất với hải quân Mỹ là chưa từng có siêu tàu sân bay nào của họ bị đánh chìm kể từ khi chiếc USS Forestall được biên chế vào thập niên 1950.

Vấn đề lớn nhất với hải quân Mỹ là chưa từng có siêu tàu sân bay nào của họ bị đánh chìm kể từ khi chiếc USS Forestall được biên chế vào thập niên 1950.

Phần lớn dữ liệu thiệt hại với siêu tàu sân bay chỉ được mô phỏng dựa trên thông tin từ những tàu sân bay cỡ nhỏ và tàu mặt nước đời cũ, tuy nhiên chúng lại không có các tính năng đặc biệt như siêu tàu sân bay.

Phần lớn dữ liệu thiệt hại với siêu tàu sân bay chỉ được mô phỏng dựa trên thông tin từ những tàu sân bay cỡ nhỏ và tàu mặt nước đời cũ, tuy nhiên chúng lại không có các tính năng đặc biệt như siêu tàu sân bay.

Chính vì thế siêu tàu sân bay USS America được lựa chọn cho thử nghiệm.

Chính vì thế siêu tàu sân bay USS America được lựa chọn cho thử nghiệm.

USS America được lựa chọn sau khi bị loại biên năm 1996, nhằm giúp hải quân Mỹ đánh giá thiệt hại của các đợt tấn công nhằm vào một siêu tàu sân bay.

USS America được lựa chọn sau khi bị loại biên năm 1996, nhằm giúp hải quân Mỹ đánh giá thiệt hại của các đợt tấn công nhằm vào một siêu tàu sân bay.

Tuy nhiên, khi đó vẫn có nhiều ý kiến phản đối việc biến con tàu này thành bia mục tiêu để bị đánh chìm.

Tuy nhiên, khi đó vẫn có nhiều ý kiến phản đối việc biến con tàu này thành bia mục tiêu để bị đánh chìm.

Nhiều cựu binh từng phục vụ trên USS America, cũng như các nhà lập pháp tỏ ra giận dữ với việc con tàu mang tên nước Mỹ bị mang ra để tập bắn chìm.

Nhiều cựu binh từng phục vụ trên USS America, cũng như các nhà lập pháp tỏ ra giận dữ với việc con tàu mang tên nước Mỹ bị mang ra để tập bắn chìm.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc vẫn quyết tâm theo đuổi kế hoạch đánh chìm USS America cho những tham vọng cao hơn.

Tuy nhiên, Lầu Năm Góc vẫn quyết tâm theo đuổi kế hoạch đánh chìm USS America cho những tham vọng cao hơn.

Sau khi quá trình tháo dỡ vũ khí và các hệ thống trên tàu hoàn tất, siêu tàu sân bay này được kéo tới khu vực cách bờ biển bang Virginia gần 500 km vào ngày 19/4/2005.

Sau khi quá trình tháo dỡ vũ khí và các hệ thống trên tàu hoàn tất, siêu tàu sân bay này được kéo tới khu vực cách bờ biển bang Virginia gần 500 km vào ngày 19/4/2005.

Trên tàu còn có một số xác cường kích A-7D để kiểm tra ảnh hưởng của các vụ nổ trong nhà chứa máy bay.

Trên tàu còn có một số xác cường kích A-7D để kiểm tra ảnh hưởng của các vụ nổ trong nhà chứa máy bay.

Hải quân Mỹ đã sử dụng mọi loại vũ khí như tên lửa hành trình, ngư lôi và bom để tấn công USS America.

Hải quân Mỹ đã sử dụng mọi loại vũ khí như tên lửa hành trình, ngư lôi và bom để tấn công USS America.

Tuy nhiên, con tàu vẫn trụ vững sau gần 4 tuần hứng chịu các đòn tấn công dữ dội, một phần nhờ thân tàu được chia thành nhiều khoang kín nước, hạn chế việc nước biển tràn vào và làm chìm tàu.

Tuy nhiên, con tàu vẫn trụ vững sau gần 4 tuần hứng chịu các đòn tấn công dữ dội, một phần nhờ thân tàu được chia thành nhiều khoang kín nước, hạn chế việc nước biển tràn vào và làm chìm tàu.

Bên cạnh đó, USS America không mang theo nhiên liệu và bom đạn, hạn chế khả năng cháy nổ làm hư hại thân vỏ.

Bên cạnh đó, USS America không mang theo nhiên liệu và bom đạn, hạn chế khả năng cháy nổ làm hư hại thân vỏ.

Tới ngày 14/5, hải quân Mỹ kích hoạt các khối chất nổ ở những vị trí hiểm yếu, chính điều này đã khiến con tàu nhanh chóng chìm xuống biển.

Tới ngày 14/5, hải quân Mỹ kích hoạt các khối chất nổ ở những vị trí hiểm yếu, chính điều này đã khiến con tàu nhanh chóng chìm xuống biển.

Kết quả của đợt bắn thử nghiệm vẫn là bí mật quốc gia của Mỹ, tới nay chỉ có một bức ảnh chụp lại thời điểm USS America bắt đầu chìm được công bố.

Kết quả của đợt bắn thử nghiệm vẫn là bí mật quốc gia của Mỹ, tới nay chỉ có một bức ảnh chụp lại thời điểm USS America bắt đầu chìm được công bố.

Nhiều khả năng Mỹ sẽ không lặp lại thử nghiệm này trong tương lai, do quá trình tháo dỡ các siêu tàu sân bay hạt nhân lớp Enterprise và Nimitz tốn kém hơn nhiều so với hàng không mẫu hạm dùng động cơ truyền thống như USS America.

Nhiều khả năng Mỹ sẽ không lặp lại thử nghiệm này trong tương lai, do quá trình tháo dỡ các siêu tàu sân bay hạt nhân lớp Enterprise và Nimitz tốn kém hơn nhiều so với hàng không mẫu hạm dùng động cơ truyền thống như USS America.

Bên cạnh đó, chi phí xử lý để chúng không gây hại môi trường cũng rất cao, khiến giải pháp đánh chìm siêu tàu sân bay hạt nhân không khả thi.

Bên cạnh đó, chi phí xử lý để chúng không gây hại môi trường cũng rất cao, khiến giải pháp đánh chìm siêu tàu sân bay hạt nhân không khả thi.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/sieu-tau-san-bay-duy-nhat-trong-lich-su-nuoc-my-bi-chim-xuong-bien-sau-post579986.antd