Siêu trăng giun là gì, xuất hiện khi nào?

Hiện tượng siêu trăng giun có cái tên hơi kỳ lạ này trên thực tế lại rất hiếm. Nó xảy ra trùng với thời kỳ 'xuân phân'.

Bí ẩn siêu trăng giun

Đây sẽ là lần thứ ba trong năm nay, trăng tròn xuất hiện gần cách tiếp cận gần nhất của mặt trăng với Trái đất - biến nó thành siêu mẫu - và sẽ là sự kiện cuối cùng như vậy vào năm 2019. (Ảnh: Internet)

Đây sẽ là lần thứ ba trong năm nay, trăng tròn xuất hiện gần cách tiếp cận gần nhất của mặt trăng với Trái đất - biến nó thành siêu mẫu - và sẽ là sự kiện cuối cùng như vậy vào năm 2019. (Ảnh: Internet)

Tương tự như trăng sói, trăng giun cũng có nguồn gốc từ các thổ dân Mỹ bản địa. Nếu như trăng sói ám chỉ trăng tròn đầu tiên của tháng 1, thời điểm sói thường tru lên trong đêm, thì "trăng giun" là nó xảy ra đúng thời điểm nền đất bắt đầu mềm dần để giun phát triển dễ dàng hơn.

Hiện tượng này còn có một số tên gọi khác như trăng quạ (crow moon), trăng đường (sugar moon), trăng mùa chay (lenten moon), trăng dâu (strawberry moon)... nhưng cái tên "trăng giun" là phổ biến hơn cả.

Thời điểm xuất hiện siêu trăng giun

Những ai nhìn lên bầu trời tối ngày 21/3 sẽ chứng kiến sự kiện hiếm có mà cả trăm năm mới gặp một lần và siêu trăng giun trùng ngày xuân phân.

Đây sẽ là siêu trăng lần thứ 3 và cũng là lần cuối trong năm 2019. Siêu trăng là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng tròn nằm ở điểm gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo của nó. Trăng sẽ hiện ra lớn hơn 14% và sáng hơn 12% so với bình thường, theo National Geographic.

Video: 30 giây Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ trong nguyệt thực toàn phần (Nguồn: Zing)

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/sieu-trang-giun-la-gi-xuat-hien-khi-nao-d141465.html