Siêu trăng là gì và khi nào có siêu trăng?
Ngoài hiện tượng Siêu trăng - Mặt trăng trông lớn hơn và sáng hơn bình thường, còn có nhiều hiện tượng đặc biệt khác khiến kích thước, độ sáng hay màu sắc Trăng thay đổi.
Được coi là vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất, mặt trăng di chuyển quanh trái đất theo một quỹ đạo hình oval. Khi mặt trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với trái đất nhất (điểm cận địa), kích thước mặt trăng khi nhìn từ trái đất sẽ lớn hơn.
Đặc biệt, khi mặt trời, trái đất và mặt trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm mặt trăng ở điểm cận địa, mặt trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ trái đất, đó được gọi là hiện tượng siêu trăng hoặc siêu mặt trăng (Supermoon).
So với kích thước của mặt trăng tại vị trí có khoảng cách xa nhất với trái đất trên quỹ đạo (điểm viễn địa), mặt trăng sáng hơn 30% và có kích thước lớn hơn 14% khi nhìn từ trái đất vào lúc xảy ra hiện tượng siêu trăng.
Siêu trăng không phải là hiện tượng bất thường. Chúng xảy ra như một hiện tượng thường xuyên của quỹ đạo trái đất của mặt trăng. Một năm thường có vài lần xuất hiện siêu trăng.
Khi nhìn từ trái đất, kích thước siêu trăng tròn được cho rằng lớn hơn trăng tròn lúc bình bình thường khoảng 7%. Điều này có nghĩa là kích thước siêu trăng tròn nhìn từ trái đất có thể lớn hơn trăng tròn lúc xa trái đất nhất khoảng 14%.
Tuy nhiên, khó có thể so sánh trăng tròn bình thường và siêu trăng cạnh nhau trên bầu trời. Do đó mà gần như không thể nhận thấy sự khác biệt 7% về kích thước của mặt trăng.
Nếu muốn ngắm nhìn một mặt trăng “siêu to khổng lồ” một cách thật dễ dàng thì hãy ngắm mặt trăng khi nó bắt đầu mọc hoặc lặn.
Khi một siêu trăng mọc và lặn ở đường chân trời, nó sẽ xuất hiện với kích thước lớn hơn. Điều này là do hiện tượng ảo ảnh mặt trăng. Tất nhiên, mặt trăng không thay đổi kích thước tùy theo vị trí xuất hiện trên bầu trời.
Có thể là khi ở gần đường chân trời, có các vật thể, như cây cối và các tòa nhà, có thể được so sánh về kích thước, trong khi ở giữa bầu trời không có điểm nào để so sánh, điều này làm cho nó có vẻ nhỏ hơn.
Siêu trăng chiếu vào trái đất nhiều hơn khoảng 30% ánh sáng so với thời điểm mặt trăng mờ nhất. Điều này là do khi trăng ở gần hơn, nhiều tia mặt trời phản xạ ra khỏi bề mặt mặt trăng để đến Trái đất hơn.
Khi nào có siêu trăng
Trăng tròn diễn ra một lần trong mỗi chu kỳ mặt trăng, kéo dài 29,5 ngày. Hay đơn giản chính là mỗi tháng sẽ có một lần trăng tròn.
Nhưng không phải mọi trăng tròn đều là siêu trăng – thường chỉ có 3 hoặc 4 siêu trăng trong một năm. Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2025, sẽ có bốn lần mỗi năm./.
Nguồn Bnews: https://bnews.vn/sieu-trang-la-gi-va-khi-nao-co-sieu-trang/250854.html