Sinh trắc học ngân hàng không phải an toàn tuyệt đối

Từ khi Quyết định số 2345 của Ngân hàng nhà nước có hiệu lực đã có những tác động tích cực, giúp tăng cường an ninh, giảm thiểu rủi ro cho người dùng và hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người dùng đang đặt ra câu hỏi: liệu việc sử dụng ảnh tĩnh, hình ảnh có sẵn có thể qua mặt được bảo mật sinh trắc học và việc đăng ký sinh trắc học có hoàn toàn chặn được lừa đảo hay không?

Ngay khi nhận thông báo yêu cầu xác thực sinh trắc học từ ngân hàng, chị Nguyễn Minh Châu đã cập nhật đầy đủ, việc gia tăng lớp bảo mật giúp những người dùng như chị an tâm hơn khi giao dịch những khoản tiền lớn. Tuy nhiên, các đối tượng lừa đảo lại luôn có những chiêu trò mới.

Chị Nguyễn Minh Châu - Phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội chia sẻ: “Tôi đã nhận được những tin nhắn và thậm chí có lần ấn vào và tài khoản này có hướng dẫn rất chi tiết cụ thể như một tài khoản thật hướng dẫn tôi ủng hộ cho một quỹ dành cho người khó khăn và tôi cũng tin tưởng làm theo. Mặc dù đây là hành động chủ động nhưng thiệt hại là không lường trước”.

Các ngân hàng cần tăng cường các biện pháp bảo mật.

Các ngân hàng cần tăng cường các biện pháp bảo mật.

Chị Khấu Linh Chi - Phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho hay: “Ứng dụng mua sắm thì thường sẽ có ví liên kết với ngân hàng mà khi sử dụng ví đấy sẽ không yêu cầu xác minh hai lớp như ngân hàng nên mỗi lần mua sắm chỉ cần nhập mã là xong. Có một lần tôi mất điện thoại và người chiếm đoạt đã dùng ví đấy để nạp tiền từ ngân hàng vào và cái đấy thì không cần xác minh”.

Các ngân hàng cũng khẳng định, sinh trắc học chỉ là bước gia tăng lớp bảo mật, để người dùng xác định lại giao dịch của mình thêm một lần nữa. Tuy nhiên, nếu người dùng không làm chủ được hành vi của mình, thì các đối tượng lừa đảo vẫn có thể tiếp cận và đánh cắp tiền.

Ông Trần Hoài Nam - Giám đốc Trung tâm ngân hàng số TPBank.

Ông Trần Hoài Nam - Giám đốc Trung tâm ngân hàng số TPBank.

Ông Trần Hoài Nam - Giám đốc Trung tâm ngân hàng số TPBank cho biết: “Khách hàng có thêm một lớp bảo mật nữa là thông tin sinh trắc học, cụ thể ở đây là khuôn mặt của mình. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thêm một lớp bảo vệ tài khoản của khách hàng chứ không phải 100% đảm bảo khách hàng sẽ không bao giờ bị kẻ gian lợi dụng. Chúng tôi vẫn luôn khuyến cáo khách hàng bảo vệ thông tin cá nhân của mình đặc biệt các thông tin nhạy cảm như CCCD, tên người dùng, mật khẩu, mã OTP”.

Nhân viên ngân hàng nên được đào tạo về các kỹ năng phòng, chống lừa đảo, và thiết lập các quy trình ứng phó nhanh chóng khi có sự cố xảy ra.

Nhân viên ngân hàng nên được đào tạo về các kỹ năng phòng, chống lừa đảo, và thiết lập các quy trình ứng phó nhanh chóng khi có sự cố xảy ra.

Bên cạnh hình thức lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học đang rộ lên những ngày gần đây, các chuyên gia cũng cảnh báo nguy cơ lừa đảo deepfake (công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra các hình ảnh, video hoặc âm thanh giả có thể bắt chước hoàn hảo giọng nói và ngoại hình của một cá nhân) trong giao dịch ngân hàng.

Các chuyên gia đề xuất, các ngân hàng cần tăng cường các biện pháp bảo mật, đào tạo nhân viên về các kỹ năng phòng, chống lừa đảo, và thiết lập các quy trình ứng phó nhanh chóng khi có sự cố xảy ra; đối với người dùng, bên cạnh xác thực sinh trắc học, vẫn cần sử dụng các biện pháp bảo mật đa yếu tố khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Thanh Hiền

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/sinh-trac-hoc-ngan-hang-khong-phai-an-toan-tuyet-doi-257017.htm