Sinh vật 'bé hạt tiêu' phát âm thanh khủng hơn động cơ phản lực

Sinh vật bé nhỏ này chính là loài tôm gõ mõ Alpheus bellulus. Dù chỉ nặng có 50 g, nhưng nó có thể tạo ra âm thanh rất lớn, hơn cả tiếng nổ của động cơ phản lực.

Nếu lặn xuống những vùng biển nhiệt đới gần bờ, bạn có thể nghe thấy một âm thanh giống như hạt dẻ nứt vỡ khi bị nướng chín. Với âm lượng khoảng 200 decibel, lớn hơn tiếng súng trường cỡ .22, âm thanh này thuộc loại inh tai nhất dưới đại dương, chỉ xếp sau tiếng kêu của cá nhà táng.

Nếu lặn xuống những vùng biển nhiệt đới gần bờ, bạn có thể nghe thấy một âm thanh giống như hạt dẻ nứt vỡ khi bị nướng chín. Với âm lượng khoảng 200 decibel, lớn hơn tiếng súng trường cỡ .22, âm thanh này thuộc loại inh tai nhất dưới đại dương, chỉ xếp sau tiếng kêu của cá nhà táng.

Đó chính là tiếng động phát ra từ chiếc càng của tôm gõ mõ, được ví như khẩu súng uy lực của loài vật này, có thể bắn ra luồng sóng xung kích hạ gục đối thủ hoặc con mồi chỉ trong nháy mắt.

Đó chính là tiếng động phát ra từ chiếc càng của tôm gõ mõ, được ví như khẩu súng uy lực của loài vật này, có thể bắn ra luồng sóng xung kích hạ gục đối thủ hoặc con mồi chỉ trong nháy mắt.

Trên thực tế, cá nhà táng là loài vật có thể phát ra âm thanh lớn nhất khi có thể lên tới 230 decibels (dB). Tuy nhiên, nếu so về tỷ lệ kích thước thì sinh vật ồn ào nhất trên đại dương có lẽ phải thuộc về loài tôm gõ mõ Alpheus bellulus.

Trên thực tế, cá nhà táng là loài vật có thể phát ra âm thanh lớn nhất khi có thể lên tới 230 decibels (dB). Tuy nhiên, nếu so về tỷ lệ kích thước thì sinh vật ồn ào nhất trên đại dương có lẽ phải thuộc về loài tôm gõ mõ Alpheus bellulus.

Theo các chuyên gia, loài tôm này chỉ dài khoảng 4 – 5 cm, nặng 50 g, nhưng chúng có thể phát ra tiếng kêu lên tới 200 dB. Âm thanh này lớn hơn cả tiếng nổ của động cơ phản lực, hoặc tiếng súng. May mắn là loài động vật giáp xác này sống ở dưới biển vì tai người chỉ có thể chịu được âm thanh tối đa là 120 – 130 dB.

Theo các chuyên gia, loài tôm này chỉ dài khoảng 4 – 5 cm, nặng 50 g, nhưng chúng có thể phát ra tiếng kêu lên tới 200 dB. Âm thanh này lớn hơn cả tiếng nổ của động cơ phản lực, hoặc tiếng súng. May mắn là loài động vật giáp xác này sống ở dưới biển vì tai người chỉ có thể chịu được âm thanh tối đa là 120 – 130 dB.

Theo các nhà nghiên cứu, bí mật của loài tôm gõ mõ này hóa ra nằm ở chiếc càng lớn, "vũ khí" dài quá nửa chiều dài cơ thể của chúng.

Theo các nhà nghiên cứu, bí mật của loài tôm gõ mõ này hóa ra nằm ở chiếc càng lớn, "vũ khí" dài quá nửa chiều dài cơ thể của chúng.

Tôm Alpheus bellulus sở hữu cặp càng bất đối xứng. Chính chiếc càng lớn vượt trội so với cái còn lại đã trở thành "vũ khí" giúp loài vật này tạo ra âm thanh cực lớn để săn mồi. Cụ thể, bằng cách khép càng ở tốc độ cực nhanh, chiếc càng lớn này sẽ tạo ra bong bóng khí di chuyển về phía trước với tốc độ khoảng 100 km/h, cùng một tiếng nổ lớn.

Tôm Alpheus bellulus sở hữu cặp càng bất đối xứng. Chính chiếc càng lớn vượt trội so với cái còn lại đã trở thành "vũ khí" giúp loài vật này tạo ra âm thanh cực lớn để săn mồi. Cụ thể, bằng cách khép càng ở tốc độ cực nhanh, chiếc càng lớn này sẽ tạo ra bong bóng khí di chuyển về phía trước với tốc độ khoảng 100 km/h, cùng một tiếng nổ lớn.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, loại sóng xung kích do loài vật này tạo ra có thể làm choáng váng những con tôm, cá nhỏ trong phạm vi 2 m. Khi tụ tập thành một bầy lớn, các loài tôm gõ mõ có thể gây ra nhiễu loạn sóng âm và làm cản trở các thiết bị giao tiếp ngầm.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, loại sóng xung kích do loài vật này tạo ra có thể làm choáng váng những con tôm, cá nhỏ trong phạm vi 2 m. Khi tụ tập thành một bầy lớn, các loài tôm gõ mõ có thể gây ra nhiễu loạn sóng âm và làm cản trở các thiết bị giao tiếp ngầm.

Do tôm gõ mõ chỉ dài khoảng 5 centimet, khẩu súng xung kích của chúng chỉ dùng để nhắm vào những động vật cỡ bé tương tự. Nhưng nhà nghiên cứu Nancy Knowlton ở Viện Smithsonia tại Washington, Mỹ, khuyến cáo không nên cho tay vào bể nuôi tôm gõ mõ.

Do tôm gõ mõ chỉ dài khoảng 5 centimet, khẩu súng xung kích của chúng chỉ dùng để nhắm vào những động vật cỡ bé tương tự. Nhưng nhà nghiên cứu Nancy Knowlton ở Viện Smithsonia tại Washington, Mỹ, khuyến cáo không nên cho tay vào bể nuôi tôm gõ mõ.

"Bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ điều gì nếu chỉ lặn gần rạn san hô, nhưng nếu bạn để tay trước càng tôm, bạn hiển nhiên sẽ cảm thấy rất đau khi bị tấn công bằng sóng xung kích", Knowlton nói.

"Bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ điều gì nếu chỉ lặn gần rạn san hô, nhưng nếu bạn để tay trước càng tôm, bạn hiển nhiên sẽ cảm thấy rất đau khi bị tấn công bằng sóng xung kích", Knowlton nói.

Tôm gõ mõ là loài ăn xác thối, chuyên ăn mảnh vụn dưới đáy biển, do đó chúng hiếm khi sử dụng chiếc càng "bắn đạn" để làm kinh sợ con mồi. Thay vào đó, chúng sử dụng vũ khí sóng xung kích để bảo vệ bạn tình và chỗ ở của mình.

Tôm gõ mõ là loài ăn xác thối, chuyên ăn mảnh vụn dưới đáy biển, do đó chúng hiếm khi sử dụng chiếc càng "bắn đạn" để làm kinh sợ con mồi. Thay vào đó, chúng sử dụng vũ khí sóng xung kích để bảo vệ bạn tình và chỗ ở của mình.

Năm 2020, các nhà khoa học tại Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm về tiếng ồn của tôm gõ mõ trong đại dương ở các nhiệt độ nước khác nhau.

Năm 2020, các nhà khoa học tại Viện Hải dương học Woods Hole (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm về tiếng ồn của tôm gõ mõ trong đại dương ở các nhiệt độ nước khác nhau.

Kết quả, các chuyên gia kết luận rằng, khi nhiệt độ đại dương tăng lên cùng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tôm gõ mõ sẽ phát ra âm thanh thường xuyên hơn và to hơn trước. Đây cũng là phản ứng của chúng với những thay đổi của môi trường. Điều này cũng sẽ làm cho đại dương trở nên "ồn ào" hơn

Kết quả, các chuyên gia kết luận rằng, khi nhiệt độ đại dương tăng lên cùng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tôm gõ mõ sẽ phát ra âm thanh thường xuyên hơn và to hơn trước. Đây cũng là phản ứng của chúng với những thay đổi của môi trường. Điều này cũng sẽ làm cho đại dương trở nên "ồn ào" hơn

Xem thêm video: Top 7 Cách Sinh Sản Bá Đạo Của Thế Giới Loài Vật (Nguồn: Những Điều Kỳ Thú).

Thiên Trang (th)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sinh-vat-be-hat-tieu-phat-am-thanh-khung-hon-dong-co-phan-luc-1770904.html