Sinh viên Đại học PCCC kể giây phút 'tìm sự sống trong khói lửa'

'Khi nhìn thấy hiện trường thảm khốc ở khu vực tầng 9, có những gia đình tất cả cùng thiệt mạng thương tâm, em đã không còn nước mắt để khóc. Lúc đó, em chỉ mong có một phép nhiệm màu để có thể tìm thấy thêm sự sống trong đống đổ nát, hoang tàn...'

Trong đêm xảy ra đám cháy tại số nhà 37, ngách 29/70 phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, có 12 học viên và một giáo viên của Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Công an cũng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đưa được 3 nạn nhân ra bên ngoài.

Tối 12/9, như thường lệ, 12 học viên Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) dưới sự phụ trách của Thiếu tá Ngô Văn Nam, giáo viên Khoa cứu nạn, Cứu hộ, Trường Đại học PCCC làm nhiệm vụ tại Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ học tập (Trung tâm nghiên cứu, Ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC CNCH thuộc Trường Đại học PCCC, Bộ Công an).

Các học viên và giáo viên nhà trường đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường vụ cháy ngay khi nhận được thông tin.

Các học viên và giáo viên nhà trường đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường vụ cháy ngay khi nhận được thông tin.

Mỗi ca trực có 12 học viên, được lấy từ các lớp đang học năm thứ 3, thay phiên nhau thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và trực thông tin tại trung tâm. Ngoài 2 đồng chí trực cố định, ứng trực 24/24h tại trung tâm thì các học viên có tiết học vẫn lên lớp bình thường. Trong trường hợp xảy ra cháy, có báo động, có kẻng thì sẽ tập trung xuống để tham gia chữa cháy. Khi tham gia vào khóa huấn luyện của Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ học tập, các học viên được làm quen với môi trường chiến đấu thực tế ở các đơn vị. Từ đó, nâng cao bản lĩnh, tinh thần, tâm lý, sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý cũng được hình thành, sự vững tin và khả năng quan sát, trải nghiệm hoạt động chiến đấu thực tiễn… Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ học tập cũng là một trong 38 đầu mối chiến đấu của Công an TP Hà Nội, khi có sự cố cháy, nổ xảy ra sẵn sàng tham gia chữa cháy đồng thời vừa phục vụ cho hoạt động đào tạo và chiến đấu của nhà trường.

Đêm 12/9, Trung tâm nghiên cứu, Ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC CNCH nhận được thông tin từ trung tâm chỉ huy chữa cháy của Công an Hà Nội về vụ cháy xảy ra tại phường Khương Trung. Ngay vào thời điểm đó, 13 học viên và giáo viên nhà trường đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường.

Hoạt động chiến đấu thực tiễn sẽ là bài học hữu ích cho các sinh viên Đại học PCCC.

Hoạt động chiến đấu thực tiễn sẽ là bài học hữu ích cho các sinh viên Đại học PCCC.

"Sinh viên Nguyễn Thành Đạt, Lê Kim Công và Hoàng Đan, học viên khóa D36 A được phân công thực hiện nhiệm vụ tại tổ 1, ban đầu triển khai việc tiếp nước cho đội vào xe chữa cháy của Công an quận Thanh Xuân; sau đó tham gia tìm kiếm các nạn nhân trong vụ cháy" - Thượng tá Trần Kim Khánh, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC CNCH thuộc Trường Đại học PCCC cho biết.

Khoảng cách từ xe ô tô chữa cháy đến hiện trường khá xa, lượng nước ở xe không đủ nên chúng tôi phải cùng các đơn vị khác triển khai thêm đường vòi và máy bơm hút nước từ một hồ gần đó" - Nguyễn Thành Đạt nhớ lại.

Sau khi hoàn thành việc tiếp nước, theo nhiệm vụ được phân công, Nguyễn Thành Đạt, Lê Kim Công và Hoàng Đan tham gia cứu hộ cứu nạn tại chung cư mini. “Lúc đó, tôi cầm đèn pin cùng đồng đội mò mẫm lên các bậc cầu thang, trời tối nên không nhớ rõ ở tầng bao nhiêu. Khi vào một căn phòng, tôi cùng hai bạn Công và Đan không giấu được vui mừng khi nhìn thấy trong nhà có hai mẹ con. Hình ảnh người mẹ ôm chặt cậu con trai để che chắn khiến 3 sinh viên - chiến sĩ nghẹn lại. Lúc cháu trai đứng dậy, Đạt thấy tim mình như nghẹn lại. Đạt xúc động ôm cậu bé vào lòng rồi nói người mẹ bám vào vai của mình rồi lần xuống tầng 1 của tòa nhà.

Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ học tập cũng là một trong 38 đầu mối chiến đấu của Công an TP Hà Nội.

Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ học tập cũng là một trong 38 đầu mối chiến đấu của Công an TP Hà Nội.

Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra sẵn sàng tham gia chữa cháy đồng thời vừa phục vụ cho hoạt động đào tạo và chiến đấu của nhà trường.

Khi có sự cố cháy, nổ xảy ra sẵn sàng tham gia chữa cháy đồng thời vừa phục vụ cho hoạt động đào tạo và chiến đấu của nhà trường.

Có một hình ảnh mà cho đến bây giờ, Nguyễn Thành Đạt không bao giờ quên. Đó là, sau khi xuống đến tầng 1, Đạt trao bé trai cho một cán bộ Công an đưa ra ngoài để nhân viên y tế chăm sóc. Vào thời điểm ấy, dù đã kiệt sức nhưng người mẹ vẫn dùng hết sức lực để hét lớn: “Con tôi đâu”. Khi nhìn thấy bé trai đang được các y, bác sĩ cấp cứu trên xe ô tô, chị cũng ngất đi.

Sau khi cứu được hai mẹ con, Đạt lại cùng tổ công tác quay trở lại hiện trường, lục tìm trong đống đổ nát những mong tiếp tục tìm kiếm sự sống. Giữa bóng tối bao trùm, Đạt và các thành viên của tổ lại kịp thời phát hiện và đưa một bé trai ra ngoài…

“Khi đó, em thực sự cảm nhận được hậu quả tàn khốc của đám cháy. Khi em nghe tin có một gia đình đã thoát nạn được bằng một chiếc thang dây… Lúc đó, em chỉ nghĩ rằng nếu mỗi gia đình ở chung cư và nhà cao tầng đều trang bị thang dây và mặt nạ chống độc thì sẽ tốt hơn rất nhiều”- học viên Đạt chia sẻ.

“Anh ơi, điện thoại đổ chuông thì còn sự sống không ạ?. Những câu hỏi ấy như cứa vào tim của em, đó là sự mất mát không thể nào bù đắp đối với mỗi gia đình. Đó cũng là những câu nói khiến em ảm ảnh nhất trong suốt quá trình tham gia chữa cháy” - sinh viên Vũ Trường An xúc động chia sẻ với chúng tôi.

Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu, Ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC CNCH thuộc Trường Đại học PCCC và các tổ công tác tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đưa được 3 nạn nhân.

Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu, Ứng dụng khoa học kỹ thuật PCCC CNCH thuộc Trường Đại học PCCC và các tổ công tác tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đưa được 3 nạn nhân.

Sinh viên Vũ Trường An và Nguyễn Văn Kết tham gia tổ công tác số 2, được giao nhiệm vụ hỗ trợ các lực lượng bên trong triển khai việc tiếp nước. Sau đó, trực tiếp vào hiện trường tham gia cứu hộ, cứu nạn. Qua những kiến thức được trang bị và qua các vụ cháy đã xảy ra, họ đều biết những nguy hiểm khi chữa cháy nên rất cẩn trọng. Thế nhưng, khi lao vào hiện trường thì nỗi sợ hãi ấy đã không còn nữa. Lúc đó, An cùng Kết “chạy đua” với thời gian để cứu thêm được càng nhiều người càng tốt…

Nguyễn Văn Kết vẫn không quên được cảm giác khi triển khai đường vòi, hỗ trợ mang máy nén khí để cấp ô xi cho các bình thở, trời mưa to, chiếc máy bình thường phải 6 người khiêng mới vào được nhưng vào thời điểm đó, dường như có một sức mạnh nào đó, anh và đồng đội nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau khi kết thúc công việc này, Kết cùng thầy giáo vào hiện trường để hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân.

“Khi nhìn thấy hiện trường thảm khốc ở khu vực tầng 9, có những gia đình tất cả cùng thiệt mạng thương tâm, em đã khóc. Lúc đó, em chỉ mong có một phép nhiệm màu để có thể tìm thấy thêm sự sống trong đống đổ nát, hoang tàn”- Nguyễn Văn Kết cho biết.

Tham gia vụ chữa cháy, còn có hai lái xe là Thiếu úy Nguyễn Tiến Hưng và Trung úy Nguyễn Hữu Quỳnh. Ngay sau khi có mặt tại hiện trường, cùng với các đồng đội, hai đồng chí triển khai máy bơm nước, chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho việc phá dỡ, cứu người, đỡ và đón người bị nạn từ trong ra ngoài.

"Tôi cùng đồng đội đã tham gia nhiều vụ chữa cháy và CNCH nhưng vẫn không tránh khỏi sốc khi làm công tác tiếp viện bên ngoài, liên tục thấy đồng đội đưa các nạn nhân ra. Xót xa, cảm giác đau xót và bất lực vì mọi thứ diễn ra nhanh, liên tục. Vừa cầu mong anh em làm nhiệm vụ cứu được nhiều người, nhưng cũng cầu mong anh em không ai bị thương bởi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh những ẩn họa như cháy, nổ còn là những nguy hiểm thường trực như lửa, khói, khí độc, căn nhà bị tác động do nhiệt nên sức bền kém, dễ sập đổ..." - Trung úy Nguyễn Hữu Quỳnh chia sẻ.

X.Mai - X.Trường

Nguồn CAND: https://cand.com.vn/hoat-dong-ll-cand/sinh-vien-dai-hoc-pccc-ke-giay-phut-tim-su-song-trong-khoi-lua-i707131/