Sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM 'than ngắn, thở dài' vì nhiều đường hư hỏng, chưa khắc phục

Đại học Quốc gia TP.HCM sau gần 30 năm quy hoạch dần hiện rõ là một khu đô thị đại học hiện đại với nhiều công trình khang trang, tuy nhiên hạ tầng giao thông vẫn chưa đồng bộ, nhiều tuyến đường hư hỏng nhiều năm chưa khắc phục.

 Đại học Quốc gia TP.HCM nằm ở khu vực phía Đông TP.HCM được thành lập vào năm 1995 nhằm kiến tạo một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đại học Quốc gia TP.HCM nằm ở khu vực phía Đông TP.HCM được thành lập vào năm 1995 nhằm kiến tạo một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

 Khu đô thị ĐHQG-HCM được xây dựng theo mô hình đô thị khoa học, hiện đại với tổng diện tích 643,7 hecta nằm trên địa bàn TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương và TP Thủ Đức, TP.HCM. Nơi đây được xem là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam với 36 đơn vị, trong đó có 8 trường đại học thành viên, 1 viện nghiên cứu khoa học thành viên, 1 phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và 25 đơn vị trực thuộc là các tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện, các tổ chức phục vụ đào tạo, dịch vụ.

Khu đô thị ĐHQG-HCM được xây dựng theo mô hình đô thị khoa học, hiện đại với tổng diện tích 643,7 hecta nằm trên địa bàn TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương và TP Thủ Đức, TP.HCM. Nơi đây được xem là một trong những cơ sở giáo dục lớn nhất Việt Nam với 36 đơn vị, trong đó có 8 trường đại học thành viên, 1 viện nghiên cứu khoa học thành viên, 1 phân hiệu tại tỉnh Bến Tre và 25 đơn vị trực thuộc là các tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện, các tổ chức phục vụ đào tạo, dịch vụ.

 Quy hoạch của Đại học Quốc gia TP.HCM được phát triển trên nền tảng của quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ thập niên 1960.

Quy hoạch của Đại học Quốc gia TP.HCM được phát triển trên nền tảng của quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ thập niên 1960.

 Sau gần 30 năm, diện mạo của khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM dần thay đổi với nhiều công trình khang trang, hiện đại.

Sau gần 30 năm, diện mạo của khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM dần thay đổi với nhiều công trình khang trang, hiện đại.

 Đại học Quốc gia TP.HCM đã quy hoạch hai khu ký túc xá sinh viên là ký túc xá khu A và ký túc xá khu B tọa lạc tại phường Đông Hòa, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Các khu ký túc xá với quy mô 42,08 hecta, đảm bảo chỗ ở cho hơn 40.000 sinh viên. Trong đó, khu ký túc xá khu B được mệnh danh là ký túc xá đẹp và lớn nhất Đông Nam Á.

Đại học Quốc gia TP.HCM đã quy hoạch hai khu ký túc xá sinh viên là ký túc xá khu A và ký túc xá khu B tọa lạc tại phường Đông Hòa, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Các khu ký túc xá với quy mô 42,08 hecta, đảm bảo chỗ ở cho hơn 40.000 sinh viên. Trong đó, khu ký túc xá khu B được mệnh danh là ký túc xá đẹp và lớn nhất Đông Nam Á.

 Nhà văn hóa sinh viên tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM được xây trên khu đất có diện tích 3,55 hecta với tổng vốn 420 tỉ đồng. Đây là công trình do Thành ủy và UBND TP.HCM đầu tư xây tặng sinh viên TP, phía Đại học Quốc gia TP.HCM hỗ trợ vị trí đất.

Nhà văn hóa sinh viên tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM được xây trên khu đất có diện tích 3,55 hecta với tổng vốn 420 tỉ đồng. Đây là công trình do Thành ủy và UBND TP.HCM đầu tư xây tặng sinh viên TP, phía Đại học Quốc gia TP.HCM hỗ trợ vị trí đất.

 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM được quy hoạch xây dựng với diện tích 20,35 hecta, dành cho đào tạo sinh viên bậc đại học với các khu chức năng như nhà làm việc, giảng dạy, nghiên cứu, thư viện, bảo tàng, khu phức hợp thể dục thể thao, dịch vụ,…

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM được quy hoạch xây dựng với diện tích 20,35 hecta, dành cho đào tạo sinh viên bậc đại học với các khu chức năng như nhà làm việc, giảng dạy, nghiên cứu, thư viện, bảo tàng, khu phức hợp thể dục thể thao, dịch vụ,…

 Trường Đại học Quốc tế TP.HCM nhìn từ trên cao. Ngôi trường được thành lập vào tháng 12-2003, là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu.

Trường Đại học Quốc tế TP.HCM nhìn từ trên cao. Ngôi trường được thành lập vào tháng 12-2003, là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu.

 Tuy nhiên bên cạnh đó, hạ tầng giao thông tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM vẫn chưa đồng bộ, sinh viên “than ngắn, thở dài” vì nhiều tuyến đường hư hỏng nhiều năm chưa được khắc phục, nhiều hộ dân vẫn chưa di dời khỏi khu vực.

Tuy nhiên bên cạnh đó, hạ tầng giao thông tại khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM vẫn chưa đồng bộ, sinh viên “than ngắn, thở dài” vì nhiều tuyến đường hư hỏng nhiều năm chưa được khắc phục, nhiều hộ dân vẫn chưa di dời khỏi khu vực.

 Đường số 1 dẫn từ khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM qua trường Đại học Nông Lâm chỉ khoảng 1km nhưng một đoạn dài lồi lõm, chi chít ổ gà, ổ voi. Mỗi ngày có hàng trăm lượt xe máy, xe ô tô di chuyển khiến con đường đã hư hỏng lại càng hư hỏng nặng hơn.

Đường số 1 dẫn từ khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM qua trường Đại học Nông Lâm chỉ khoảng 1km nhưng một đoạn dài lồi lõm, chi chít ổ gà, ổ voi. Mỗi ngày có hàng trăm lượt xe máy, xe ô tô di chuyển khiến con đường đã hư hỏng lại càng hư hỏng nặng hơn.

 Cứ nắng thì bụi, hễ mưa lại ngập, đã không ít trường hợp lủng lốp, thậm chí té ngã mỗi khi ngang qua đây. Nhiều người cho biết khúc đường này đã xuống cấp nghiêm trọng suốt nhiều năm qua nhưng vẫn chưa được sửa chữa, khắc phục. Tuy nhiên, để lưu thông từ khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM sang Đại học Nông Lâm hay Quốc lộ 1 thì đây là con đường giúp rút ngắn quãng thời gian di chuyển. Chính vì vậy, nhiều sinh viên, người dân khu vực chấp nhận di chuyển qua đây.

Cứ nắng thì bụi, hễ mưa lại ngập, đã không ít trường hợp lủng lốp, thậm chí té ngã mỗi khi ngang qua đây. Nhiều người cho biết khúc đường này đã xuống cấp nghiêm trọng suốt nhiều năm qua nhưng vẫn chưa được sửa chữa, khắc phục. Tuy nhiên, để lưu thông từ khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM sang Đại học Nông Lâm hay Quốc lộ 1 thì đây là con đường giúp rút ngắn quãng thời gian di chuyển. Chính vì vậy, nhiều sinh viên, người dân khu vực chấp nhận di chuyển qua đây.

 Thường xuyên di chuyển trên con đường này để đến trường, anh Võ Tấn Toàn (sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) đã chứng kiến nhiều người lưu thông qua khu vực chẳng may bị té xe. “Mặt đường tràn ngập ổ gà, ổ voi nên khi vào mùa mưa, nước ngập tạo thành vũng, người không quen đường sẽ không thể nhận diện được, đi nhầm vào chỗ hư rất nguy hiểm”, anh cho biết.

Thường xuyên di chuyển trên con đường này để đến trường, anh Võ Tấn Toàn (sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM) đã chứng kiến nhiều người lưu thông qua khu vực chẳng may bị té xe. “Mặt đường tràn ngập ổ gà, ổ voi nên khi vào mùa mưa, nước ngập tạo thành vũng, người không quen đường sẽ không thể nhận diện được, đi nhầm vào chỗ hư rất nguy hiểm”, anh cho biết.

 Nhìn từ trên cao dễ thấy con đường này vẫn chưa được hoàn thiện, một số khu vực chưa được giải phóng mặt bằng nên còn đoạn quanh co, khúc khuỷu gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông.

Nhìn từ trên cao dễ thấy con đường này vẫn chưa được hoàn thiện, một số khu vực chưa được giải phóng mặt bằng nên còn đoạn quanh co, khúc khuỷu gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông.

 Một đoạn bị đứt quãng, chưa hoàn thiện sau nhiều năm.

Một đoạn bị đứt quãng, chưa hoàn thiện sau nhiều năm.

 Tại khu vực trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM vẫn còn nhiều nhà dân chưa được thu hồi.

Tại khu vực trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM vẫn còn nhiều nhà dân chưa được thu hồi.

 Một dãy nhà tạm của người dân sinh sống gần khu vực nhà văn hóa sinh viên.

Một dãy nhà tạm của người dân sinh sống gần khu vực nhà văn hóa sinh viên.

 Ngoài ra, còn một số tuyến đường khác vẫn là nỗi ám sinh của sinh viên khu đô thị ĐHQG TP.HCM nhiều năm qua như đường Lương Định Của từ quốc lộ 1K về ký túc xá khu B, đường dẫn từ ngã ba chợ Nhân Văn về đường T2 trong khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM… đều chung tình cảnh mặt đường lồi lõm, đầy sỏi đá như cái bẫy.

Ngoài ra, còn một số tuyến đường khác vẫn là nỗi ám sinh của sinh viên khu đô thị ĐHQG TP.HCM nhiều năm qua như đường Lương Định Của từ quốc lộ 1K về ký túc xá khu B, đường dẫn từ ngã ba chợ Nhân Văn về đường T2 trong khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM… đều chung tình cảnh mặt đường lồi lõm, đầy sỏi đá như cái bẫy.

 Nhiều dãy nhà lụp xụp nằm tại các tuyến đường quanh trường đại học Khoa học Tự nhiên, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.

Nhiều dãy nhà lụp xụp nằm tại các tuyến đường quanh trường đại học Khoa học Tự nhiên, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn.

 Chị Nguyễn Thị Kiều Trang (ngụ phường Đông Hòa, TP Dĩ An) cho biết: “Cách đây 5 năm khi mình còn là sinh viên, những con đường từ làng đại học qua Nông Lâm, hay từ làng đại học qua chợ Nhân Văn đều đã xuống cấp trầm trọng gây khó khăn cho việc di chuyển. Đến khi mình tốt nghiệp, đi làm, mình thấy những con đường vẫn hư hỏng như vậy”.

Chị Nguyễn Thị Kiều Trang (ngụ phường Đông Hòa, TP Dĩ An) cho biết: “Cách đây 5 năm khi mình còn là sinh viên, những con đường từ làng đại học qua Nông Lâm, hay từ làng đại học qua chợ Nhân Văn đều đã xuống cấp trầm trọng gây khó khăn cho việc di chuyển. Đến khi mình tốt nghiệp, đi làm, mình thấy những con đường vẫn hư hỏng như vậy”.

 Nhìn từ trên cao dễ dàng thấy khu vực phía trước nhà văn hóa sinh viên có nhiều ngôi nhà vẫn chưa được thu hồi, nhiều vị trí đất vẫn đang bị lấn chiếm.

Nhìn từ trên cao dễ dàng thấy khu vực phía trước nhà văn hóa sinh viên có nhiều ngôi nhà vẫn chưa được thu hồi, nhiều vị trí đất vẫn đang bị lấn chiếm.

Vừa qua, đại diện Trung tâm Quản lý và Phát triển Khu đô thị ĐHQG TP.HCM cho biết: "Đường số 1 có một phần thuộc Đại học Nông Lâm, phần còn lại thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Hiện phần đường đất thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM xuống cấp nhiều năm, trung tâm đã nắm được thông tin. Tuy nhiên, lý do đường số 1 chưa được sửa chữa là là do vướng quy hoạch, đồng thời không có kinh phí sửa chữa".

Vị này cho biết thêm, đường số 1 sẽ được làm mới khi hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, thời gian ấn định hoàn tất vẫn là một dấu hỏi lớn. Theo bản đồ quy hoạch Đại học quốc gia đến năm 2024, đoạn đường trên hiện thuộc dự án quy hoạch xây dựng đường nối từ đoạn đường Marie Curie đến đường số 11. Công tác giải phóng mặt bằng vướng nhiều khó khăn, do đó mặc dù đường xuống cấp nhiều năm qua nhưng các đơn vị vẫn chưa có phương án khắc phục, sửa chữa.

NGUYỄN TIẾN

NHẬT DIỄM

Nguồn PLO: https://plo.vn/sinh-vien-dai-hoc-quoc-gia-tphcm-than-ngan-tho-dai-vi-nhieu-duong-hu-hong-chua-khac-phuc-post819306.html