Sinh viên Việt Nam chế xe điện dựa trên bản vẽ của BMW

Một sinh viên của trường Đại học Trà Vinh đã chế tạo thành công chiếc xe điện có thể chạy ở tốc độ 85 km/h và quãng đường 80 km mỗi lần sạc.

Xe điện của sinh viên Trà Vinh Phạm Lâm Vũ đã lấy ý tưởng dựa trên bản vẽ của BMW HP Kunst Hydrogen để chế tạo mẫu xe điện Alita.

 Phạm Lâm Vũ (23 tuổi) cử nhân ngành Cơ khí chế tạo tại trường Đại học Trà Vinh đã bỏ ra 6 tháng và hơn 60 triệu đồng để chế tạo ra mẫu xe điện có tên Alita. Mẫu xe này được lấy ý tưởng dựa trên bản vẽ của BMW HP Kunst Hydrogen.

Phạm Lâm Vũ (23 tuổi) cử nhân ngành Cơ khí chế tạo tại trường Đại học Trà Vinh đã bỏ ra 6 tháng và hơn 60 triệu đồng để chế tạo ra mẫu xe điện có tên Alita. Mẫu xe này được lấy ý tưởng dựa trên bản vẽ của BMW HP Kunst Hydrogen.

 “Để chế tạo ra mẫu xe này mình đã thực hiện 3 công đoạn. Mình bắt đầu từ thiết kế tạo hình 3D trên phần mềm Autodesk Inventor, sau đó chuyển sang 2D để gia công theo mẫu. Cuối cùng mình ghép nối các chi tiết lại với nhau như bản 3D và làm ra thành phẩm”, Lâm Vũ chia sẻ.

“Để chế tạo ra mẫu xe này mình đã thực hiện 3 công đoạn. Mình bắt đầu từ thiết kế tạo hình 3D trên phần mềm Autodesk Inventor, sau đó chuyển sang 2D để gia công theo mẫu. Cuối cùng mình ghép nối các chi tiết lại với nhau như bản 3D và làm ra thành phẩm”, Lâm Vũ chia sẻ.

 Trong sáng chế của mình, Lâm Vũ cho biết có mua các linh kiện về điện ở Trung Quốc. Trong khi đó, phần dụng cụ cơ khí chủ yếu mua tại Việt Nam.

Trong sáng chế của mình, Lâm Vũ cho biết có mua các linh kiện về điện ở Trung Quốc. Trong khi đó, phần dụng cụ cơ khí chủ yếu mua tại Việt Nam.

 Màn hình màu của xe Alita được Vũ mua lại từ chiếc xe điện thường có kích thước 6 inch, không cảm ứng. Màn hình ban đầu chỉ hiển thị vận tốc, phần trăm pin, Vũ đã “độ lại” và thêm các chi tiết như hiệu điện thế và số ampe động cơ tiêu thụ.

Màn hình màu của xe Alita được Vũ mua lại từ chiếc xe điện thường có kích thước 6 inch, không cảm ứng. Màn hình ban đầu chỉ hiển thị vận tốc, phần trăm pin, Vũ đã “độ lại” và thêm các chi tiết như hiệu điện thế và số ampe động cơ tiêu thụ.

 Phần khung xe được làm bằng sắt, vỏ ngoài dùng chất liệu nhựa PVC. Cân nặng của xe đạt 80 kg.

Phần khung xe được làm bằng sắt, vỏ ngoài dùng chất liệu nhựa PVC. Cân nặng của xe đạt 80 kg.

 “Mình chọn bánh xe Exciter 150 vì thấy nó khá thể thao và hợp lý. Mâm này mình mua hơn 1 triệu/bộ”, Lâm Vũ cho biết.

“Mình chọn bánh xe Exciter 150 vì thấy nó khá thể thao và hợp lý. Mâm này mình mua hơn 1 triệu/bộ”, Lâm Vũ cho biết.

 Theo Vũ, do muốn xe có thiết kế gọn, đẹp nên đã chọn viên pin không quá to. Xe Alita được dùng viên pin lithium-ion khá nhỏ gọn mua ở Việt Nam giá 15 triệu đồng.

Theo Vũ, do muốn xe có thiết kế gọn, đẹp nên đã chọn viên pin không quá to. Xe Alita được dùng viên pin lithium-ion khá nhỏ gọn mua ở Việt Nam giá 15 triệu đồng.

 Alita được vận hành dựa trên động cơ điện công suất 2.000 W. Trong điều kiện thí nghiệm, xe cho tốc độ tối đa đạt 85 km/h và quãng đường 80 km mỗi lần sạc.

Alita được vận hành dựa trên động cơ điện công suất 2.000 W. Trong điều kiện thí nghiệm, xe cho tốc độ tối đa đạt 85 km/h và quãng đường 80 km mỗi lần sạc.

Lê Trọng
Ảnh: Lâm Vũ

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/sinh-vien-viet-nam-che-xe-dien-dua-tren-ban-ve-bmw-post1125467.html