Sở Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tích cực triển khai nhiều giải pháp quan trọng, nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (SHTT), chú trọng hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh.

Bám sát Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt chiến lược SHTT đến năm 2030 với mục tiêu xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, công bằng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội; tài sản trí tuệ mới của cá nhân, tổ chức gia tăng cả về số lượng và chất lượng, cải thiện vượt bậc các chỉ số; hiệu quả sử dụng quyền SHTT được nâng cao, số lượng sản phẩm có hàm lượng SHTT cao. Đồng thời, thực hiện theo các văn bản của Trung ương, của tỉnh, định hướng, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, thúc đẩy hoạt động SHTT, phát triển tài sản trí tuệ.

Hoạt động hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục; hướng dẫn 28 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, trình tự đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển tài sản trí tuệ, trong đó có 15 hồ sơ đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp nộp tại Cục SHTT, góp phần tạo dựng uy tín, danh tiếng, năng lực cạnh tranh trên thị trường các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện các thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nhanh chóng, thuận tiện và mất ít thời gian, chi phí hơn.

Hoạt động xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quan tâm chú trọng thực hiện, tiến hành kiểm tra 124 vụ, trong đó phát hiện 4 vụ vi phạm, xử phạt 11,5 triệu đồng, buộc phải tiêu hủy hàng hóa trị giá trên 7 triệu đồng. Sở KH&CN tham mưu trình UBND tỉnh đặt hàng và tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện đối với 9 nhiệm vụ (dự án) KH&CN cấp tỉnh thuộc lĩnh vực SHTT thực hiện từ năm 2023 - 2024, tổng dự toán kinh phí được phê duyệt từ nguồn ngân sách Nhà nước gần 4,5 tỷ đồng (thông qua nhiệm vụ KH&CN theo Đề án phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, trong đó có 7 dự án với mục tiêu tạo dựng, xác lập mới quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp dùng cho các đặc sản địa phương; 2 dự án với mục tiêu phát huy khai thác, phát triển giá trị quyền SHTT đã được bảo hộ đối với các đặc sản địa phương).

Vịt cỏ Trùng Khánh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể năm 2021.

Vịt cỏ Trùng Khánh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể năm 2021.

UBND tỉnh xác định và đặt hàng triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm tạo lập quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp cho thêm 6 sản phẩm hàng hóa: miến mỏ Tĩnh Túc, sản phẩm rèn Phúc Sen, nấm hương Cao Bằng, hà thủ ô đỏ, bún khô Hưng Đạo, thanh long Nguyên Bình. Đồng thời gắn với định hướng phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm và gắn sản phẩm theo Chương trình OCOP của tỉnh. Hoạt động triển khai kinh phí được quan tâm, hỗ trợ trực tiếp 5 tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn trong hoạt động xác lập và khai thác, phát triển giá trị quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp với tổng trị giá 160 triệu đồng từ ngân sách Nhà nước.

Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền SHTT trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, Sở KH&CN đề nghị Cục SHTT tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho đối tượng là cán bộ làm công tác quản lý về SHTT và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ tổ chức học tập, khảo sát, tìm hiểu mô hình quản lý tiên tiến ở trong nước cũng như quốc tế về khai thác quyền SHTT. Kiến nghị Cục SHTT tư vấn, hướng dẫn cho địa phương cách vận hành, quản lý, khai thác Trạm khai thác thông tin và sử dụng dịch vụ sở hữu công nghiệp (Trạm IPPlatform)...

Nguyễn Thuấn

Nguồn Cao Bằng: https://baocaobang.vn/so-khoa-hoc-va-cong-nghe-day-manh-quan-ly-nha-nuoc-ve-so-huu-tri-tue-3171629.html