Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng chính quyền điện tử
Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14-10-2015 của Chính phủ (nay là Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ), Sở Thông tin và Truyền thông (TT và TT) đã đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT); hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14-10-2015 của Chính phủ (nay là Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ), Sở Thông tin và Truyền thông (TT và TT) đã đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT); hiện đại hóa nền hành chính Nhà nước. Điều này được thể hiện rõ khi kết quả chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) (ICT Index) năm 2019 tăng 15 bậc (so với năm 2016 xếp thứ 39/63) lên vị trí 24/63 tỉnh, thành phố. Đặc biệt trong báo cáo xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 công bố ghi nhận Cổng thông tin điện tử tỉnh tiếp tục tăng điểm mạnh ở cả 3 tiêu chí xếp hạng, về độ mở và chất lượng Cổng thông tin điện tử (đứng thứ 39); tỷ lệ doanh nghiệp truy cập vào Cổng thông tin điện tử (đứng thứ 25); ứng dụng CNTT trong đăng ký doanh nghiệp (đứng thứ 12). Đây là sự phát triển mang tính đột phá, thể hiện sự quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức, người lao động trong điều kiện về nguồn lực đầu tư cho CNTT-TT của tỉnh còn hạn chế.
Xây dựng CQĐT là một chủ trương lớn của tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số. Với vai trò là đơn vị chủ lực, Sở TT và TT đã làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh lập và triển khai thực hiện các Dự án phát triển hạ tầng Khung CQĐT tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020; Dự án thuộc Chương trình mục tiêu CNTT các năm 2018, 2019, 2020; Kế hoạch thuê dịch vụ CNTT đối với Cổng thông tin điện tử của tỉnh và trang thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương; Đề án kiến trúc CQĐT tỉnh Nam Định, phiên bản 1.0 và cập nhật phiên bản 2.0; Đề án mô hình đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Đề tài khoa học nghiên cứu, phát triển công nghệ xây dựng xã thông minh; triển khai thí điểm dịch vụ đô thị thông minh; xây dựng CQĐT; hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Đồng thời tổ chức triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT; đào tạo kỹ năng quản lý, vận hành, khai thác trang thông tin điện tử; hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh; hệ thống Một cửa điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phần mềm quản lý văn bản và điều hành; ứng dụng chữ ký số phục vụ việc gửi nhận văn bản điện tử cho gần 7.000 người là cán bộ công chức các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các xã, phường thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, sau 5 năm thực hiện kết quả chương trình xây dựng CQĐT tỉnh tăng đều qua các năm và vượt so với yêu cầu đặt ra. Hạ tầng CNTT của tỉnh từng bước được bổ sung, đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ triển khai CQĐT. Đã hoàn thành việc xây dựng Kiến trúc CQĐT tỉnh, phiên bản 1.0; trục liên thông văn bản của tỉnh kết nối Trục liên thông văn bản quốc gia; nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh (LGSP). Nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành quan trọng do Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và tỉnh xây dựng được các cơ quan trong tỉnh triển khai có hiệu quả. Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước phục vụ cải cách hành chính, xây dựng CQĐT, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, phục vụ người dân và doanh nghiệp được đẩy mạnh trong hoạt động các cơ quan Nhà nước. Trong đó, 100% cơ quan Nhà nước 3 cấp của tỉnh (từ cấp tỉnh đến cấp xã) đã triển khai ứng dụng các phần mềm dùng chung phục vụ xây dựng CQĐT như: Cổng, trang thông tin điện tử; Cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến và một cửa điện tử của tỉnh, phần mềm quản lý văn bản và điều hành, Hệ thống thư điện tử, ứng dụng chữ ký số chuyên dùng… Cung cấp 615 dịch vụ công mức độ 3 đạt 36,8% và 349 dịch vụ công mức độ 4 đạt 20,8%. Đến nay đã có trên 839 nghìn lượt người truy cập vào Cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận hơn 60 nghìn hồ sơ trực tuyến mỗi năm (trong đó có hơn 12 nghìn hồ sơ ở mức độ 3, 4). Bình quân hàng tháng đã tiếp nhận và giải quyết hơn 6.000 hồ sơ TTHC, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn hàng năm đều đạt trên 98%. Cấp, bàn giao, hướng dẫn sử dụng chữ ký số cho 458 tổ chức, 1.863 cá nhân thuộc UBND tỉnh, các sở, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn. Trên 90% văn bản (bình quân hàng tháng có gần 7.500 văn bản điện tử được ký số) trao đổi giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử và được gửi nhận liên thông 4 cấp qua trục liên thông văn bản quốc gia và của tỉnh. Sở TT và TT tiếp tục lộ trình thực hiện thí điểm xây dựng đô thị thông minh với những tiện ích nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp cũng như giúp cuộc sống sinh hoạt của công dân được dễ dàng, tiện nghi hơn và góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Phát huy những kết quả đã đạt được với truyền thống đoàn kết, nêu cao vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, toàn thể đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức Sở TT và TT quyết tâm phấn đấu đưa CNTT trở thành nền tảng của CQĐT, đô thị thông minh, tạo bước đột phá, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.
Bài và ảnh: Nguyễn Hương