Sở TNMT Bắc Kạn nói gì về việc doanh nghiệp vận chuyển khoáng sản ra ngoài khu vực thăm dò?
Việc thăm dò, lấy và vận chuyển mẫu của Công ty TNHH Hoàng Nam Bắc Kạn khiến nhiều người dân hoài nghi.
Trước đó, tạp chí Kinh tế Môi trường đã có thông tin tại bài: “Bắc Kạn: Vận chuyển quặng ra khỏi khu vực thăm dò có gây thất thoát tài nguyên?”. Bài viết phản ánh ý kiến người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn về việc một đơn vị đang khai thác vận chuyển quặng kẽm chì ra khỏi khu vực mới chỉ được cấp phép thăm dò. Hoạt động này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thất thoát tài nguyên Quốc gia và nguy hiểm tính mạng cho chính những người tham gia vận chuyển…
Để rộng đường dư luận, ngày 8/5/2024, Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường đã có buổi làm việc với đại diện Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn về hoạt động thăm dò của Công ty Hoàng Nam, đơn vị đã vận chuyển quặng ra khỏi khu vực được cấp phép thăm dò.
Ông Nguyễn Phúc Đán, Trưởng phòng Khoáng sản - Tài nguyên nước (Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn) cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin từ cơ quan báo chí, Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn đã yêu cầu Phòng TN&MT huyện Chợ Đồn kiểm tra. Và sau đó, Phòng TN&MT cũng có báo cáo lại là có hiện trạng như Tạp chí Kinh tế Môi trường phản ánh, huyện cũng đã lập biên bản và yêu cầu đơn vị dừng hoạt động vận chuyển, còn công tác thăm dò thì vẫn thực hiện, tuy nhiên trong thời gian thăm dò nếu phát hiện khoáng sản, thì phải thực hiện theo đúng quy trình mới được mang đi.
Sau khi có báo cáo của UBND huyện Chợ Đồn, Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn cũng đã công văn gửi Công ty Hoàng Nam hướng dẫn đơn vị phải thực hiện đúng theo nội dung trong giấy phép được cấp, về việc lấy mẫu công nghệ phải đăng ký, kê khai cụ thể theo quy định, nếu có thay đổi, bổ sung về khối lượng lấy mẫu cũng phải có văn bản đăng ký khối lượng với Sở TN&MT.
Còn về thông tin phản ánh Công ty Hoàng Nam vận chuyển khoáng sản ra khỏi khu vực được cấp phép thăm dò, ông Đán nói rằng: Từ ban đầu xây dựng đề án thăm dò của Công ty Hoàng Nam, hội đồng thẩm định của tỉnh đã xem xét, thống nhất trong đề án có hình thức thăm dò hầm lò để đánh giá thân quặng. Trong quá trình đào lò mà phát hiện quặng thì họ được phép mang ra tập kết. Tuy nhiên, khi đó phải báo cáo với cơ quan chức năng và thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên, khoáng sản cũng như không được vận chuyển đi đâu hết.
Vị này nói thêm, khối lượng quặng Công ty Hoàng Nam được phép lấy đi theo giấy phép và đề án thăm dò là rất ít. Họ chỉ được phép lấy 200 kg để làm mẫu công nghệ (200 kg quặng để làm mẫu công nghệ - PV) cho công tác thăm dò.
Vị Trưởng phòng Khoáng sản - Tài nguyên nước cho biết thêm, Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn chưa nhận được văn bản báo cáo nào về phướng án vận chuyển, vị trí tập kết cũng như việc đăng ký khối lượng từ phía đơn vị này. Đồng thời, việc vận chuyển, tập kết tại khu vực kho mìn chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép, chấp thuận.
Báo cáo số 179/BC-UBND ngày 4/5/2024 gửi Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn có nội dung kiểm tra hoạt động khai thác, mua, bán, vận chuyền, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản, lâm sản trái pháp luật trên đia bàn huyện Chợ Đồn về việc kết quà kiểm tra việc thăm dò mỏ Bó Nặm của Công ty TNHH Hoàng Nam Bắc Kạn. Tổ công tác liên ngành huyện nhận được thông tin báo tại khu vực Khuổi Chừn, thôn Bó Pia, xã Quáng Bạch, huyện Chợ Đồn, tinh Bắc Kạn có tập kết khoáng sán; Tổ công tác liên ngành huyện đã phối hợp với UBND xã Quảng Bạch tiến hành kiểm tra.
Vào thời điểm kiểm tra tại khu vực Khuổi Chừn, thôn Bó Pia, xã Quảng Bạch hát hiện tại ví trí cạnh đường, gần kho mìn của Công ty Hoàng Nam có một bãi vật chất (nghi là quặng nguyên khai) ước lượng khoảng 60 tấn. Quá trình kiểm tra, tổ công tác liên ngành huyện đã liên hệ Công ty Hoàng Nam để làm rõ số khoáng sản trên.
Tại thời điểm đó có ông Trương Văn Việt là cán bộ kỹ thuật của Công ty Hoàng Nam đến làm việc. Ông Việt cho biết: Số khoáng sản nêu trên là mẫu công nghệ do công ty thu gom trong diện tích thăm dò theo giấy phép số 608/GP-UBND ngày 07/4/2023 của UBND tỉnh Bắc Kạn cho phép thăm dò khoáng sản chì kēm tại khu vực Bó Nặm, xã Quảng Bạch, khối lượng mẫu công nghệ khoảng 60 tấn được thu gom tập kết trong quá trình thăm dò. Trước khi vận chuyển đi phân tích, sử dụng công ty sẽ có văn bản đăng ký khối lượng, vi trí, thời gian và phương pháp lấy mẫu đến cơ quan có thầm quyền.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Tổ công tác liên ngành thấy khối lượng khoáng sản nêu trên là do Công ty TNHH Hoàng Nam Bắc Kan thu gom trong quá trình thăm dò theo giấy phép số 608/GP-UBND ngày 07/4/2023, cho phép thăm dò khoáng sản chì kẽm tai khu vực Bó Nặm, xã Quảng Bạch. Tố công tác đã đề nghị Công ty TNHH Hoàng Nam Bắc Kan thực hiện nghiêm theo các nội dung tại giấy phép số 608/GP-UBND. Trong đó, trước khi tiến hành phân tích các loại mẫu công nghệ cần phải đăng ký khối lượng, vị trí thời gian và phương pháp lấy mẫu tại Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn để kiểm tra thực địa và giám sát. Trong quá trình thực hiện thăm dò, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đất đai, khoáng sản và môi trường.
UBND huyện Chợ Đồn đề nghị UBND xã Quảng Bạch tăng cường công tác kiềm tra giám sát đơn vi trong quá trình thực hiện thăm dò khoáng sản việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường…
Sau khi nhận báo cáo của UBND huyện Chợ Đồn, ngày 8/5/2024, Sở TN&MT đã có văn bản số 1245/ STNMT-KS gửi Công ty Hoàng Nam về việc lấy, vận chuyển mẫu công nghệ thăm dò mỏ chì kẽm Bó Nặm, xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn.
Sau khi xem xét Báo cáo số 179/BC-UBND ngày 04/5/2024 của UBND huyện Chợ Đồn về kết quả kiểm tra việc thăm dò mỏ chì kẽm Bó Nặm, xã Quảng Bạch, Sở TN&MT đề nghị Công ty Hoàng Nam thực hiện: Rà soát lại việc lấy mẫu công nghệ thăm dò mỏ chì kẽm Bó Nặm theo đề án thăm dò khoáng sản đã được Hội đồng thẩm định đề án, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản tỉnh Bắc Kạn thông qua và UBND tỉnh cấp phép thăm dò tại Giấy phép số 608/GP-UBND ngày 07/4/2023.
Trước khi tiến hành lấy, vận chuyển mẫu công nghệ, đề nghị Công ty có văn bản đăng ký khối lượng, vị trí, thời gian, phương pháp lấy mẫu gửi Sở TN&MT để phối hợp với UBND huyện Chợ Đồn và UBND xã Quảng Bạch kiểm tra cụ thể tại thực địa.
Đối với khối lượng khoáng sản (không phải mẫu công nghệ) thu hồi được trong quá trình thi công các công trình thăm dò mỏ chì kẽm Bó Nặm, đề nghị Công ty thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, nghiêm cấm hoạt động khai thác trong quá trình thăm dò; Công ty phải có văn bản báo cáo UBND tỉnh, Sở TN&MT để xử lý theo quy định.
Bên cạnh đó, khẩn trương hoàn thành công tác thi công thăm dò tại thực địa và hoàn thiện báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản để trình thẩm định, xét duyệt theo quy định.
Theo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thì đối tượng của quy hoạch bao gồm các nhóm khoáng sản: quặng chì, kẽm; quặng crômit, mangan; quặng đá quý, đất hiếm; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên; quặng thiếc, vonfram và antimon; quặng vàng, đồng, niken, molipđen; khoáng chất công nghiệp serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc; khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng, magnezit; khoáng chất mica, pyrit, quarzit, thạch anh, silimanit, sericit, vermiculit và các loại quặng apatit, bô xit, sắt, titan.
Hiện nay, Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT, các tỉnh, thành phố thuộc trung ương trong khâu lập quy hoạch phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với quan điểm phát triển; không thuộc khu vực cấm, khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản mà các địa phương khoanh định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc đã thẩm định. Trên cơ sở tài nguyên trữ lượng của các loại khoáng sản và được cập nhật đến thời điểm lập quy hoạch, thông tin cập nhật hiện trạng về các dự án đã cấp giấy phép thăm dò, khai thác, cần phân tích, đánh giá hiện trạng, kết quả đạt được trong kỳ quy hoạch.
Theo Bộ TN&MT, quy hoạch khoáng sản cần chỉ ra những vướng mắc, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân; dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch; tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới, kết quả nghiên cứu trong nước; lợi thế cạnh tranh của khoáng sản qua chế biến. Nhóm lập quy hoạch phải tính đến dự phòng ứng phó khi nền kinh tế có biến động tích cực hoặc tiêu cực tác động đến quy hoạch.
Đối với các khoáng sản thuộc quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antimon giai đoạn đến năm 2025, có xét đến năm 2035; quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, molipđen Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt còn hiệu lực…, thực hiện rà soát, cập nhật, điều chỉnh phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.