Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, đang tích cực chuẩn bị cho các hoạt động huấn luyện chung với Không quân Ấn Độ trong những tháng tới, khi sẽ có sự tham gia của các đơn vị máy bay chiến đấu của cả hai bên, trong đó có 6 máy bay chiến đấu mạnh nhất của Không quân Ấn Độ là Su-30MKI.
Số máy bay Su-30MKI của Ấn Độ sẽ được triển khai đến Nhật Bản để tập trận chung giữa hai nước, trong bối cảnh khi hai nước tiếp tục củng cố quan hệ an ninh, một động thái được cho là bị thúc đẩy bởi các tranh chấp lãnh thổ, mà cả hai đều có, với nước láng giềng Trung Quốc.
Đối với các đơn vị không quân Nhật Bản, cơ hội huấn luyện đối đầu với Su-30 được đánh giá rất cao, vì nó có lẽ cung cấp mô phỏng gần nhất, về khả năng của lực lượng không quân Trung Quốc, mà nước này sẽ phải đối mặt, nếu có xung đột giữa hai nước xảy ra.
Su-30MKI là máy bay thế hệ 4+; đây là phiên bản cải tiến từ máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hàng đầu của Liên Xô là Su-27 Flanker, được Nga phát triển riêng cho Ấn Độ. Su-30MKI được đưa vào trang bị trong lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF) từ năm 2002.
Các biến thể Su-27 Flanker hiện cũng là xương sống của Không quân Trung Quốc; tuy nhiên các phiên bản Su-30MKK và Su-30MK2 của Trung Quốc, được coi là kém hiện đại hơn phiên bản MKI của Ấn Độ.
Trung Quốc sau khi làm chủ công nghệ từ Nga, đã bắt đầu “sao chép” các phiên bản Su-27 như J-11BG, J-15B và J-16, được coi là vượt trội về hiệu suất chiến đấu so với phiên bản gốc. Ngoài ra Trung Quốc còn sở hữu hai phi đội Su-35 mua trực tiếp từ Nga, được coi là biến thể hiện đại nhất của dòng Su-27.
Đội hình máy bay chiến đấu chính của Nhật Bản ngày nay là F-15J Eagle, được đưa vào trang bị lần đầu tiên vào năm 1980 và hiện Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản có khoảng 200 chiếc F-15J đang được biên chế.
F-15J Eagle của Nhật Bản trước đây được coi là tiêm kích chiếm ưu thế trên không số 1 không thể tranh cãi ở Đông Á; nhưng sau đó, khả năng của nó đã bị vượt qua bởi các máy bay F-15K tiên tiến hơn của Hàn Quốc, được mua sau đó khoảng 20 năm.
Vấn đề gây lo ngại với Nhật Bản đó là Trung Quốc đã sở hữu chiến đấu cơ Su-27, sau đó là Su-30MKK và gần đây nhất là Su-35, cũng như các phiên bản sao chép như J-11B, J-16 đều có tính năng tương đương, thậm chí là vượt F-15J Eagle của nước này.
Một số máy bay chiến đấu hàng đầu của Trung Quốc bao gồm J-10C, J-16 và J-20, tất cả đều sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, như radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) cùng các loại vũ khí tầm xa như tên lửa không đối không PL-15, có tầm bắn vượt trội so với tên lửa trên các máy bay chiến đấu của Nhật Bản.
Trên thực tế, Su-27 được Liên Xô phát nhằm đối đầu với F-14 và F-15 của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Không quân Mỹ đã mua một số chiếc Su-27 đã qua sử dụng từ Belarus, vào những năm 1990 với mục đích thử nghiệm.
Nhiều đánh giá của Mỹ đã kết luận rằng, Su-27 thực sự vượt trội hơn so với F-15 trong không chiến. Nhưng đó mới chỉ là phiên bản Su-27 đời đầu, chưa tính đến các biến thể Flanker hiện đại hóa như Su-30MKI và đặc biệt là J-16, phiên bản sao chép mới nhất của Trung Quốc.
Phiên bản J-16 được ví là Su-35 của Trung Quốc, có cấu hình ghế đôi, là loại chiến đấu cơ đa chức năng, sử dụng nhiều công nghệ thế hệ tiếp theo hơn, như radar AESA trang bị cho máy bay, tên lửa PL-15 dẫn đường bằng radar AESA và lớp phủ tàng hình.
Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản ít được hiện đại hóa. Trong số đó, chỉ một phần phi đội F-15J đã được nâng cấp, để có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 hiện đại của Mỹ.
Còn phần lớn số F-15J của Nhật Bản vẫn sử dụng các tên lửa AIM-7 lạc hậu, dẫn đường bằng radar bán chủ động; cùng với đó là các biện pháp đối phó tác chiến điện tử lạc hậu đến vài thế hệ, ít có khả năng đe dọa đến các máy bay chiến đấu hiện đại trong tầm bắn.
Những chiếc F-15J của Nhật Bản sẽ có cơ hội đối đầu với những chiếc Su-30MKI của Ấn Độ; với những trận đánh giả trước đó với F-15 của Mỹ, đã chứng kiến những chiếc Su-27 giành chiến thắng áp đảo. Một kết quả tương tự có lẽ cũng xảy ra giữa Su-30MKI với F-15J.
Hiện nay hai đại kình địch của Ấn Độ là Pakistan và Trung Quốc, khó có thể sở hữu F-15, nhưng với Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản, kinh nghiệm bổ ích trong chống lại Su-30 sẽ mang lại nhiều lợi ích, không chỉ Trung Quốc mà còn chống lại nước láng giềng Nga, mà Nhật Bản đang có tranh chấp lãnh thổ.
Không quân Nga hiện chủ yếu dựa vào Su-30SM, loại máy bay này có nguồn gốc trực tiếp từ Su-30MKI, cũng như các biến thể Flanker khác, để bảo vệ các khu vực phía đông của nước Nga.
Đây là cơ cơ hội không thể tốt hơn, để các phi công chiến đấu Nhật Bản nâng cao kỹ năng chiến đấu khi đối phó với chiến đấu cơ dòng Su-27, khi có tình huống xảy ra. Trong khi đó, các đối thủ như Nga và Trung Quốc nằm mơ cũng không thể có cơ hội đối đầu giả định với những chiếc F-15. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các loại tiêm kích hiện đại và chủ lực của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại, đều được phát triển từ phiên bản Su-27 của Nga trước kia. Nguồn: Fox.
Tiến Minh