Soi bức tranh cổ thời Thanh, dung mạo thật của nữ tướng Mộc Lan đã lộ diện - Dân mạng xôn xao: Lưu Diệc Phi không giống tí nào!

Nhan sắc thật của nữ tướng Hoa Mộc Lan khiến cư dân mạng Trung Quốc phải đặt câu hỏi lớn cho vai diễn Mộc Lan của Lưu Diệc Phi.

Bí ẩn nàng Hoa Mộc Lan

Hoa Mộc Lan luôn được biết đến là "nữ anh hùng" nổi tiếng trong lịch sử đất nước tỷ dân. Thế nhưng ở Hoa Mộc Lan có ba bí ẩn mà vẫn chưa có lời giải thích cuối cùng. Đó là bí ẩn về dòng họ, bí ẩn về xuất thân và bí ẩn về ngoại hình của nàng.

Có người nói nàng họ Chu, có người nói là Ngụy, có người nói là họ Mộc Lan ... Rất nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra nhưng tất cả đều không có bằng chứng thuyết phục. Cuối cùng thì nhờ bộ tạp kịch "Mộc Lan thay cha tòng quân" do Từ Vị, một đại tài tử thời nhà Minh biên soạn, nàng mang họ Hoa từ đó.

Hoa Mộc Lan trong tranh vẽ của người Trung Quốc. Hình ảnh: Baijiahao

Hoa Mộc Lan trong tranh vẽ của người Trung Quốc. Hình ảnh: Baijiahao

Về quê hương thì cả người dân ở Bao Đầu của Nội Mông Cổ và Hoàng Châu Hồ Bắc đều khẳng định đó là nơi Hoa Mộc Lan sinh ra. Cuối cùng thì thông qua phim ảnh, người ta cho rằng quê hương của Hoa Mộc Lan là Ngu Thành, Thương Khâu, Hà Nam.

Từ trước đến nay, chưa bao giờ có một hình ảnh chính xác nào về ngoại hình của nàng. Và rồi một bức tranh cổ vào thời Khang Hy đã khiến cư dân mạng phải xôn xao về nhan sắc của Hoa Mộc Lan đặc biệt là khi so sánh với nữ diễn viên Lưu Diệc Phi trong bộ phim điện ảnh bom tấn chuyển thể của Walt Disney.

Lưu Diệc Phi trong vai diễn Hoa Mộc Lan. Hình ảnh: QQ

Lưu Diệc Phi trong vai diễn Hoa Mộc Lan. Hình ảnh: QQ

Hoa Mộc Lan là một nhân vật có xuất thân từ đất nước Trung Quốc nhưng lại được truyền bá qua truyền hình Mỹ. Năm 1998, bộ phim hoạt hình "Mulan" do người Mỹ sản xuất chính thức được ra mắt và sau hơn 20 năm, phiên bản live-action của "Mulan" đã được khởi quay.

Hoa Mộc Lan phiên bản live-action do mỹ nhân Hoa ngữ Lưu Diệc Phi đóng, vậy hình tượng Hoa Mộc Lan có thực sự giống Lưu Diệc Phi?

Thực tế không phải như vậy, một bức tranh cổ thời Khang Hy đã tiết lộ bộ dung nhan thật của nữ tướng Hoa Mộc Lan.

Mộc Lan đồ

Họa sĩ thời nhà Thanh Vũ Chi Đỉnh đã vẽ bức"Mộc Lan đồ"vào năm Khang Hy thứ mười ba (năm 1674), hiện được coi là bức chân dung chính xác nhất của Hoa Mộc Lan.

Vũ Chi Đỉnh là họa sĩ chuyên về vẽ chân dung, nổi tiếng nhất nhì trong giới hội họa vào đầu thời kỳ nhà Thanh. Bức tranh Hoa Mộc Lan của ông là sự kết hợp những mô tả tương đối chính xác về nàng trong nhiều thời kỳ.

Hoa Mộc Lan trong tác phẩm của Vũ Chi Đỉnh là ở độ tuổi mười lăm. Dáng người hơi mập mạp, hình tượng nhân vật cũng phù hợp với đặc điểm của thời kỳ Nam Bắc triều.

Bức Mộc Lan đồ của họa sĩ Vũ Chi Đỉnh. Hình ảnh: Baijiahao

Bức Mộc Lan đồ của họa sĩ Vũ Chi Đỉnh. Hình ảnh: Baijiahao

Dựa vào đó, các chuyên gia cho rằng nữ diễn viênLưu Diệc Phi trông không giống bản gốc Hoa Mộc Lan chút nào, chủ yếu thể hiện ở 3 khía cạnh: Khuôn mặt, dáng người và thần thái.

Thứ nhất, khuôn mặt của Hoa Mộc Lan do Vũ Chi Đỉnh vẽ rất phù hợp với hình ảnh một người xuất thân từ nông thôn như Hoa Mộc Lan. Trong một xã hội nông nghiệp chưa phát triển và năng suất kém như thời cổ, một cô gái mới 15 tuổi đã trở thành lực lượng lao động chính trong gia đình, sẽ không thể có được vẻ tinh tế yêu kiều như Lưu Diệc Phi.

Thứ hai, Hoa Mộc Lan không hề cao và mảnh mai như Lưu Diệc Phi, có lẽ một phần cũng do sự vất vả trong lao động và chế độ dinh dưỡng của thời phong kiến còn hạn chế.

Hơn nữa, cư dân mạng đều cho rằng ngoại hình của Lưu Diệc Phi chủ yếu không thể hiện được thần thái nữ tướng của Hoa Mộc Lan. Sinh ra trong một gia đình nông thôn, trải qua việc lao động với cường độ cao, thay cha mình nhập ngũ, Hoa Mộc Lan hiện lên với thần thái dũng mãnh hơn nhiều so với vẻ ngoài "thần tiên tỷ tỷ" của Lưu Diệc Phi.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.

Theo Báo Tổ quốc

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/soi-buc-tranh-co-thoi-thanh-dung-mao-that-cua-nu-tuong-moc-lan-da-lo-dien-dan-mang-xon-xao-luu-diec-phi-khong-giong-ti-nao/20231112095008250