'Soi' chi tiết phượng bào của Hoàng hậu nhà Nguyễn

Trong phim điện ảnh 'Gái già lắm chiêu V', sự xuất hiện của Phượng bào tam vĩ - chiếc áo thuộc về một Hoàng hậu thời Nguyễn - khiến nhiều khán giả tò mò. Một tấm phượng bào thực thụ trông như thế nào?

Bảo vật Cổ vật Cung đình Huế là nơi đang lưu giữ một một chiếc áo phượng bào, là bản phục chế chính xác của chiếc áo bào từng được hoàng hậu nhà Nguyễn sử dụng trong quá khứ.

Bảo vật Cổ vật Cung đình Huế là nơi đang lưu giữ một một chiếc áo phượng bào, là bản phục chế chính xác của chiếc áo bào từng được hoàng hậu nhà Nguyễn sử dụng trong quá khứ.

Tấm áo được chế tác hết sức công phu, toát lên vẻ lộng lẫy, với tâm điểm là hình chim phượng - loài chim thần thoại được coi là biểu tượng cho phụ nữ hoàng tộc - trên ngực áo.

Tấm áo được chế tác hết sức công phu, toát lên vẻ lộng lẫy, với tâm điểm là hình chim phượng - loài chim thần thoại được coi là biểu tượng cho phụ nữ hoàng tộc - trên ngực áo.

Nếu áo "Phượng bào tam vĩ" trong phim được chế tác dựa trên nguyên mẫu là một chiếc áo của hoàng hậu thời vua Đồng Khánh thì phượng bào ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thuộc về giai đoạn muộn hơn, với hình chim phượng có bốn đuôi - "tứ vĩ".

Nếu áo "Phượng bào tam vĩ" trong phim được chế tác dựa trên nguyên mẫu là một chiếc áo của hoàng hậu thời vua Đồng Khánh thì phượng bào ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thuộc về giai đoạn muộn hơn, với hình chim phượng có bốn đuôi - "tứ vĩ".

Tấm phượng bào này có màu đỏ cam, sẫm hơn so với chiếc áo trên phim. Các họa tiết trang trí tinh tế, sắc sảo hơn một cách rõ ràng.

Tấm phượng bào này có màu đỏ cam, sẫm hơn so với chiếc áo trên phim. Các họa tiết trang trí tinh tế, sắc sảo hơn một cách rõ ràng.

Tấm phượng bào của Cố đô Huế được đính nhiều vàng bạc, trân châu..., nhiều họa tiết thêu bằng sợi kim tuyến.

Tấm phượng bào của Cố đô Huế được đính nhiều vàng bạc, trân châu..., nhiều họa tiết thêu bằng sợi kim tuyến.

Những nét dệt, đường thêu rất sống động và công phu, thể hiện tài năng tuyệt đỉnh của những người thợ may cung đình.

Những nét dệt, đường thêu rất sống động và công phu, thể hiện tài năng tuyệt đỉnh của những người thợ may cung đình.

Vải lụa dùng để may trang phục của vua và hoàng hậu nhà Nguyễn đều là hàng cao cấp, do triều đình đặt mua ở Trung Hoa.

Vải lụa dùng để may trang phục của vua và hoàng hậu nhà Nguyễn đều là hàng cao cấp, do triều đình đặt mua ở Trung Hoa.

Riêng gấm lụa vàng, thành phần quan trọng nhất được đặt làm ở làng lụa Hà Đông, nay thuộc Hà Nội.

Riêng gấm lụa vàng, thành phần quan trọng nhất được đặt làm ở làng lụa Hà Đông, nay thuộc Hà Nội.

Phương pháp chế tác các trang phục hoàng gia này là thêu từng mảnh rồi lắp ghép vào vải lót trong.

Phương pháp chế tác các trang phục hoàng gia này là thêu từng mảnh rồi lắp ghép vào vải lót trong.

Đi kèm với phượng bào là đôi hài mũi cao được thêu rất cầu kỳ.

Đi kèm với phượng bào là đôi hài mũi cao được thêu rất cầu kỳ.

Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/soi-chi-tiet-phuong-bao-cua-hoang-hau-nha-nguyen-1507599.html