Soi chiến dịch thất bại ê chề của phát xít Đức trong Thế chiến 2

Sau thất bại trong trận Kursk, phát xít Đức đã thực hiện một chiến dịch phá hoại tại vùng hậu phương của Liên Xô vào mùa Hè năm 1943. Tuy nhiên, chiến dịch phá hoại này thất bại hoàn toàn do sai lầm của phía Đức.

Vào mùa Hè năm 1943, phát xít Đức lên kế hoạch thực hiện chiến dịch phá hoại tại vùng hậu phương của Liên Xô. Chiến dịch này được Đức kỳ vọng sẽ làm giảm sức mạnh hậu phương khiến sức chiến đấu của Hồng quân Liên Xô giảm xuống. Nhờ đó, chính quyền Hitler sẽ có cơ hội lật ngược tình thế, từng bước đánh bại Liên Xô và các nước Đồng minh.

Vào mùa Hè năm 1943, phát xít Đức lên kế hoạch thực hiện chiến dịch phá hoại tại vùng hậu phương của Liên Xô. Chiến dịch này được Đức kỳ vọng sẽ làm giảm sức mạnh hậu phương khiến sức chiến đấu của Hồng quân Liên Xô giảm xuống. Nhờ đó, chính quyền Hitler sẽ có cơ hội lật ngược tình thế, từng bước đánh bại Liên Xô và các nước Đồng minh.

Để chiến dịch phá hoại thành công, Đức quốc xã tập hợp 2 nhóm biệt kích với nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, nhóm biệt kích phía Nam được huấn luyện để phá hoại Magnitogors - nơi cung cấp phần lớn sắt thép cho sản xuất vũ khí của Liên Xô.

Để chiến dịch phá hoại thành công, Đức quốc xã tập hợp 2 nhóm biệt kích với nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, nhóm biệt kích phía Nam được huấn luyện để phá hoại Magnitogors - nơi cung cấp phần lớn sắt thép cho sản xuất vũ khí của Liên Xô.

Trong khi đó, nhóm biệt kích phía Bắc tiếp nhận huấn luyện để phá hoại Uralvagonzavod - một trong những phức hợp khoa học, công nghiệp lớn nhất và là nhà sản xuất xe tăng lớn nhất của Liên Xô.

Trong khi đó, nhóm biệt kích phía Bắc tiếp nhận huấn luyện để phá hoại Uralvagonzavod - một trong những phức hợp khoa học, công nghiệp lớn nhất và là nhà sản xuất xe tăng lớn nhất của Liên Xô.

Theo kế hoạch, chiến dịch phá hoại trên sẽ được phát xít Đức triển khai ngày 10/2/1944. Thế nhưng, trước khi kế hoạch này của chính quyền Hitler diễn ra, tình báo Liên Xô phát hiện vụ việc sau khi họ bắt được người đứng đầu trại huấn luyện Zeppelin của Abwehr - cơ quan phản gián quân sự của Đức quốc xã.

Theo kế hoạch, chiến dịch phá hoại trên sẽ được phát xít Đức triển khai ngày 10/2/1944. Thế nhưng, trước khi kế hoạch này của chính quyền Hitler diễn ra, tình báo Liên Xô phát hiện vụ việc sau khi họ bắt được người đứng đầu trại huấn luyện Zeppelin của Abwehr - cơ quan phản gián quân sự của Đức quốc xã.

Sau quá trình thẩm vấn và khai thác thông tin, Hồng quân Liên Xô biết chi tiết về chiến dịch phá hoại của phát xít Đức. Từ đó, Liên Xô lên kế hoạch tìm kiếm, bắt giữ hoặc tiêu diệt 2 nhóm lính biệt kích của Hitler ngay sau khi tới lãnh thổ nước này.

Sau quá trình thẩm vấn và khai thác thông tin, Hồng quân Liên Xô biết chi tiết về chiến dịch phá hoại của phát xít Đức. Từ đó, Liên Xô lên kế hoạch tìm kiếm, bắt giữ hoặc tiêu diệt 2 nhóm lính biệt kích của Hitler ngay sau khi tới lãnh thổ nước này.

Vậy nên, các thành viên của SMERSH (tổ chức phản gián độc lập ở Liên Xô) đã đến các địa điểm đổ bộ của 2 nhóm lính biệt kích phát xít Đức. Tuy nhiên, họ tìm kiếm suốt thời gian dài nhưng không tìm được dấu vết nào của kẻ địch.

Vậy nên, các thành viên của SMERSH (tổ chức phản gián độc lập ở Liên Xô) đã đến các địa điểm đổ bộ của 2 nhóm lính biệt kích phát xít Đức. Tuy nhiên, họ tìm kiếm suốt thời gian dài nhưng không tìm được dấu vết nào của kẻ địch.

Mãi về sau, tình báo Liên Xô phát hiện chiến dịch phá hoại của phát xít Đức thất bại từ sớm do thời tiết xấu và không nắm rõ địa hình. Cụ thể, 2 nhóm lính biệt kích của Hitler đã đổ bộ xuống vùng biên giới ở vùng Kirov và Perm (cách vị trí dự kiến thực hiện cuộc tấn công phá hoại khoảng 2.000 km).

Mãi về sau, tình báo Liên Xô phát hiện chiến dịch phá hoại của phát xít Đức thất bại từ sớm do thời tiết xấu và không nắm rõ địa hình. Cụ thể, 2 nhóm lính biệt kích của Hitler đã đổ bộ xuống vùng biên giới ở vùng Kirov và Perm (cách vị trí dự kiến thực hiện cuộc tấn công phá hoại khoảng 2.000 km).

Thậm chí, đội quân của Hitler còn bị mất cả vũ khí và các kiện hàng hóa cần thiết cho hoạt động phá hoại nên gặp nhiều khó khăn trong việc sinh tồn, tiếp tục nhiệm vụ.

Thậm chí, đội quân của Hitler còn bị mất cả vũ khí và các kiện hàng hóa cần thiết cho hoạt động phá hoại nên gặp nhiều khó khăn trong việc sinh tồn, tiếp tục nhiệm vụ.

Sau đó, các thành viên thuộc 2 nhóm lính biệt kích của Đức vất vả tìm đường để tới địa điểm mục tiêu vừa phải tránh "tai mắt" của kẻ địch để không bị phát hiện. Trong quá trình đó, nhiều lính Đức thiệt mạng và chỉ còn 3 người sống sót.

Sau đó, các thành viên thuộc 2 nhóm lính biệt kích của Đức vất vả tìm đường để tới địa điểm mục tiêu vừa phải tránh "tai mắt" của kẻ địch để không bị phát hiện. Trong quá trình đó, nhiều lính Đức thiệt mạng và chỉ còn 3 người sống sót.

Dù vậy, 3 lính Đức vẫn bị binh sĩ Liên Xô bắt giữ và đưa ra xét xử. Cuối cùng, họ bị kết án từ 8 - 10 năm tù. Nhờ vậy, hậu phương của Liên Xô không bị thiệt hại nào từ chiến dịch phá hoại của Hitler năm 1943.

Dù vậy, 3 lính Đức vẫn bị binh sĩ Liên Xô bắt giữ và đưa ra xét xử. Cuối cùng, họ bị kết án từ 8 - 10 năm tù. Nhờ vậy, hậu phương của Liên Xô không bị thiệt hại nào từ chiến dịch phá hoại của Hitler năm 1943.

Mời độc giả xem video: Câu chuyện ly kỳ về gia đình người lùn Do Thái thời phát xít Đức.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/soi-chien-dich-that-bai-e-che-cua-phat-xit-duc-trong-the-chien-2-1907113.html