Soi chiến thuật ngụy trang của Liên Xô khiến phát xít Đức 'tức điên'

Vào tháng 6/1941, phát xít Đức bất ngờ tấn công xâm lược Liên Xô. Trước các cuộc ném bom dữ dội của quân Đức, Hồng quân Liên Xô đã thực hiện chiến thuật ngụy trang tài tình để bảo vệ các công trình quan trọng ở Moscow.

Sau khi thôn tính được một số nước ở châu Âu như Ba Lan, Pháp, trùm phát xít Hitler đã quyết định tấn công xâm lược Liên Xô. Theo lệnh của Hitler, quân đội Đức tràn qua biên giới Liên Xô vào ngày 22/6/1941.

Sau khi thôn tính được một số nước ở châu Âu như Ba Lan, Pháp, trùm phát xít Hitler đã quyết định tấn công xâm lược Liên Xô. Theo lệnh của Hitler, quân đội Đức tràn qua biên giới Liên Xô vào ngày 22/6/1941.

Do triển khai lực lượng hùng hậu với hàng triệu binh sĩ cùng với việc tấn công xâm lược Liên Xô bất ngờ mà không có thông báo nào trước nên lực lượng phát xít Đức nắm được lợi thế, đánh chiếm được nhiều làng mạc, thành phố.

Do triển khai lực lượng hùng hậu với hàng triệu binh sĩ cùng với việc tấn công xâm lược Liên Xô bất ngờ mà không có thông báo nào trước nên lực lượng phát xít Đức nắm được lợi thế, đánh chiếm được nhiều làng mạc, thành phố.

Hitler và giới chức Đức quốc xã tham vọng đánh chiếm được Moscow từ đó tạo bàn đạp chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Liên Xô. Để đạt được mục tiêu này, quân Đức triển khai lực lượng lớn cùng nhiều vũ khí có sức hủy diệt lớn liên tiếp tấn công Moscow.

Hitler và giới chức Đức quốc xã tham vọng đánh chiếm được Moscow từ đó tạo bàn đạp chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Liên Xô. Để đạt được mục tiêu này, quân Đức triển khai lực lượng lớn cùng nhiều vũ khí có sức hủy diệt lớn liên tiếp tấn công Moscow.

Quân và dân Liên Xô đã kiên cường chiến đấu chống quân xâm lược, quyết không để Hitler đạt được mục đích. Do thủ đô Moscow có nhiều công trình, di tích quý giá như Điện Kremlin, Lăng Lenin nên giới chức Liên Xô nỗ lực bảo vệ những nơi này.

Quân và dân Liên Xô đã kiên cường chiến đấu chống quân xâm lược, quyết không để Hitler đạt được mục đích. Do thủ đô Moscow có nhiều công trình, di tích quý giá như Điện Kremlin, Lăng Lenin nên giới chức Liên Xô nỗ lực bảo vệ những nơi này.

Nhằm bảo đảm an toàn cho các công trình, di tích lịch sử quan trọng ở Moscow, ngay từ những ngày đầu xảy ra cuộc chiến với Đức, tướng Nikolay Spiridonov - chỉ huy lực lượng bảo vệ Điện Kremlin từ năm 1938 - 1953 đã gửi một tin nhắn mật tới Lavrenti Beria, người đứng đầu Bộ Dân Ủy nội vụ Liên Xô (NKVD).

Nhằm bảo đảm an toàn cho các công trình, di tích lịch sử quan trọng ở Moscow, ngay từ những ngày đầu xảy ra cuộc chiến với Đức, tướng Nikolay Spiridonov - chỉ huy lực lượng bảo vệ Điện Kremlin từ năm 1938 - 1953 đã gửi một tin nhắn mật tới Lavrenti Beria, người đứng đầu Bộ Dân Ủy nội vụ Liên Xô (NKVD).

Theo đó, ông Beria nhanh chóng triển khai chiến dịch ngụy trang cho Điện Kremlin và những tòa nhà, di tích, tổ hợp quan trọng ở Moscow.

Theo đó, ông Beria nhanh chóng triển khai chiến dịch ngụy trang cho Điện Kremlin và những tòa nhà, di tích, tổ hợp quan trọng ở Moscow.

Tất cả những công trình được Liên Xô dốc sức bảo vệ đều được sơn lại bằng nhiều màu sắc khác nhau cũng như được bao phủ trong những tấm chắn bằng gỗ.

Tất cả những công trình được Liên Xô dốc sức bảo vệ đều được sơn lại bằng nhiều màu sắc khác nhau cũng như được bao phủ trong những tấm chắn bằng gỗ.

Mái nhà của các công trình quan trọng được sơn màu nâu gỉ để hòa lẫn với màu sắc của những mái nhà thông thường tại Moscow để quân Đức không phát hiện để dội bom phá hủy.

Mái nhà của các công trình quan trọng được sơn màu nâu gỉ để hòa lẫn với màu sắc của những mái nhà thông thường tại Moscow để quân Đức không phát hiện để dội bom phá hủy.

Tiếp nữa, mặt tiền của các tòa nhà cũng được thay đổi màu sơn để đánh lừa phi công phát xít Đức. Phần nền lát đá cuội được bao phủ bằng cát. Quân và dân Liên Xô dốc sức thực hiện kế hoạch ngụy trang tài tình này theo sự chỉ đạo, thiết kế của kiến trúc sư Liên Xô nổi tiếng thời bấy giờ là Boris Iofan.

Tiếp nữa, mặt tiền của các tòa nhà cũng được thay đổi màu sơn để đánh lừa phi công phát xít Đức. Phần nền lát đá cuội được bao phủ bằng cát. Quân và dân Liên Xô dốc sức thực hiện kế hoạch ngụy trang tài tình này theo sự chỉ đạo, thiết kế của kiến trúc sư Liên Xô nổi tiếng thời bấy giờ là Boris Iofan.

Để đánh lừa các phi công Đức quốc xã, quân và dân Liên Xô còn cấp tốc xây những tòa nhà, công viên, khu phố... giả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho những công trình, kiến trúc quan trọng. Nhờ chiến thuật ngụy trang xuất sắc, Liên Xô đã bảo vệ gần như nguyên vẹn các di tích, công trình quan trọng tại Moscow. Lực lượng phát xít Đức dù nã bom đạn suốt nhiều ngày đêm nhưng cuối cùng vẫn không thể chiếm được thành phố này.

Để đánh lừa các phi công Đức quốc xã, quân và dân Liên Xô còn cấp tốc xây những tòa nhà, công viên, khu phố... giả nhằm giảm thiểu thiệt hại cho những công trình, kiến trúc quan trọng. Nhờ chiến thuật ngụy trang xuất sắc, Liên Xô đã bảo vệ gần như nguyên vẹn các di tích, công trình quan trọng tại Moscow. Lực lượng phát xít Đức dù nã bom đạn suốt nhiều ngày đêm nhưng cuối cùng vẫn không thể chiếm được thành phố này.

Mời độc giả xem video: Nga duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/soi-chien-thuat-nguy-trang-cua-lien-xo-khien-phat-xit-duc-tuc-dien-1962149.html