'Soi' hành tinh cách Trái đất 31 năm ánh sáng 'có thể sống được'
Một vệ tinh của NASA tình cờ phát hiện một hành tinh mới mà các chuyên gia đánh giá là 'có thể ở được' và chỉ cách Trái đất 31 năm ánh sáng. Hiện tại, họ đang gọi hành tinh này là GJ 357 d.
Hành tinh "Siêu Trái đất" được phát hiện bởi Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh (TESS) của NASA, một thiết bị được thiết kế để tìm kiếm các ngoại hành tinh có thể chứa sự sống.
Hiện tại, họ đang gọi hành tinh này là GJ 357 d và các nhà thiên văn học cho biết, họ sẽ sớm theo dõi hành tinh này chi tiết hơn để tìm ra các dạng sống ngoài hành tinh.
"Điều này thật thú vị vì đây là "Siêu Trái đất" gần Trái đất nhất có thể chứa đựng sự sống", Trưởng nhóm Tiến sĩ Lisa Kaltenegger nói.
Tiến sĩ Kaltenegger, phó giáo sư thiên văn học và giám đốc Viện Carl Sagan của Cornell ở Mỹ nhận xét: "Với bầu khí quyển dày, hành tinh GJ 357 d có thể duy trì nước lỏng trên bề mặt như Trái đất”.
Tháng 2 năm ngoái, vệ tinh quan sát thấy sao lùn giống Mặt trời GJ 357 mờ đi nhẹ cứ sau 3,9 ngày, đó là bằng chứng về một ngoại hành tinh bí ẩn di chuyển ngang qua nó và đó có thể là GJ 357 b.
GJ 357 b lớn hơn Trái đất khoảng 22%. Ngoài ra, nó còn có thêm hai hành tinh anh chị em khác là GJ 357 c và GJ 357 d.
Trong khi GJ 357 c nóng ở 126 độ C và có khối lượng thấp chỉ bằng 3,4 lần Trái đất, GJ 357 b lại có thể có điều kiện giống với Trái đất hơn nhiều, nghĩa là chúng ta có thể sống trên đó. Nó cũng quay quanh ngôi sao chủ cứ sau 55,7 ngày.