'Soi' loài bạch tuộc Mada rất được yêu thích tại Việt Nam

Bạch tuộc Mada có hình dáng tương tự như các loài bạch tuộc khác, sống chủ yếu trong đáy bùn ở độ sâu từ 0- 50m. Không chỉ ngon, ngọt mà còn dai, giòn và săn chắc, thịt bạch tuộc Mada cũng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng.

 Bạch tuộc Mada là động vật thân mềm, sống trong các đáy cỏ biển trong các vịnh và vùng nước bờ biển cũng như ở các rạn gần bờ biển. Ảnh: dktcdn.

Bạch tuộc Mada là động vật thân mềm, sống trong các đáy cỏ biển trong các vịnh và vùng nước bờ biển cũng như ở các rạn gần bờ biển. Ảnh: dktcdn.

Bạch tuộc Mada còn có nhiều tên gọi khác như bạch tuộc mazda, bạch tuộc kẽm, maya kẽm, maza kẽm, madza kẽm… Ảnh: blogspot.

Bạch tuộc Mada còn có nhiều tên gọi khác như bạch tuộc mazda, bạch tuộc kẽm, maya kẽm, maza kẽm, madza kẽm… Ảnh: blogspot.

Ở Việt Nam, bạch tuộc Mada là loài có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là trong xuất khẩu. Ảnh: ngoctungseafoods.

Ở Việt Nam, bạch tuộc Mada là loài có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là trong xuất khẩu. Ảnh: ngoctungseafoods.

Bạch tuộc Mada có hình dáng tương tự như các loài bạch tuộc khác song phần bụng và đầu của mada kẽm thuôn và nhỏ hơn hẳn. Chúng có 8 chi dạng xúc tu nhưng các chi của chúng thon nhỏ và rất dài. Ảnh: thucphamdfood.

Bạch tuộc Mada có hình dáng tương tự như các loài bạch tuộc khác song phần bụng và đầu của mada kẽm thuôn và nhỏ hơn hẳn. Chúng có 8 chi dạng xúc tu nhưng các chi của chúng thon nhỏ và rất dài. Ảnh: thucphamdfood.

Trên thế giới, bạch tuộc Mada phân bố khắp vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, từ Mozambique đến Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Bangladesh, Singapore và Philippines. Ảnh: s1000food.

Trên thế giới, bạch tuộc Mada phân bố khắp vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, từ Mozambique đến Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Bangladesh, Singapore và Philippines. Ảnh: s1000food.

Tại Việt Nam, bạch tuộc Mada được phát hiện phía ngoài khơi xa trên nhiều vùng biển từ Vịnh bắc bộ đến Trung Bộ và Đông Tây Nam bộ. Ảnh: s1000food.

Tại Việt Nam, bạch tuộc Mada được phát hiện phía ngoài khơi xa trên nhiều vùng biển từ Vịnh bắc bộ đến Trung Bộ và Đông Tây Nam bộ. Ảnh: s1000food.

Bạch tuộc Mada có da màu nâu nhạt hoặc xám nhạt với các đốm nhỏ li ti phủ kín. Vì thế mà nó còn được gọi là bạch tuộc kẽm (màu da và các xúc tu dài như những sợi kẽm). Ảnh: haisanmoingay.

Bạch tuộc Mada có da màu nâu nhạt hoặc xám nhạt với các đốm nhỏ li ti phủ kín. Vì thế mà nó còn được gọi là bạch tuộc kẽm (màu da và các xúc tu dài như những sợi kẽm). Ảnh: haisanmoingay.

Mời quý vị xem video: Lặn biển săn bạch tuộc khổng lồ, săn tôm hùm sống bằng tay không

Hà Nguyễn (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/soi-loai-bach-tuoc-mada-rat-duoc-yeu-thich-tai-viet-nam-1323463.html