Đàn sói lửa gồm 10 con, đây là số lượng lớn nhất từng được quan sát trong khu vực.
Chó sói lửa hay chó sói đỏ còn biết đến với các tên khác như Chó hoang châu Á, Chó hoang Ấn Độ (danh pháp khoa học: Cuon alpinus) là một loài thú ăn thịt thuộc họ Chó (Canidae), thành viên duy nhất của chi Cuon.
Chó sói lửa là động vật sống theo bầy đàn đông đúc giống như chó hoang Châu phi và sói xám. Khi đi theo bầy đàn thì sói lửa rất hung tợn và có phương pháp săn mồi tàn độc, đồng thời có thể gây hiểm nguy cho cả các mãnh thú khác như hổ hay báo và cả gấu.
Sói đỏ thích ứng tốt với các môi trường sống. Thông thường nó sinh sống trong các rừng cây lá sớm rụng khô và ẩm cũng như các rừng mưa nhiệt đới, để có sự ẩn nấp tốt cho việc săn mồi.
Nó sống trong các khu vực có thảm thực vật dạng rừng nguyên sinh, thứ sinh, thoái hóa, thường xanh và bán thường xanh, các rừng cây gai khô, cũng như thảm rừng-trảng cây bụi.
Tuy nhiên, nó cũng có thể sống trong các rừng rậm núi cao, các bãi cỏ và các thảo nguyên thoáng đãng tại Kashmir và Mãn Châu. Phần thứ hai trong tên gọi khoa học của nó, alpinus, mang ý nghĩa sói đỏ thường được tìm thấy trong khu vực miền đồi núi.
Sói đỏ ưa thích không gian thoáng đãng nên vào ban ngày chúng có thể xuất hiện trên các con đường xuyên qua rừng nhiệt đới, các bờ sông và trong các khoảng rừng thưa của rừng nhiệt đới.
Sói đỏ là loài thú ăn thịt cỡ lớn. Thân sói lửa dài 90 cm, đuôi dài hơn 30 cm (tổng cộng chiều dài lên đến 1,2m).
Chó sói lửa cân nặng từ 10-25 kg, trong đó con đực nặng hơn con cái khoảng 4,5kg, một số người dân ở Tây Bắc Việt Nam cho biết một số con chó sói lửa nặng khoảng trên dưới 30 kg, con to nhất đến 40 kg, con nhẹ nhất khoảng 08 kg.
Sói Lửa có lông màu đỏ, phần ngực, bụng và chân có màu trắng. Mõm ngắn màu đen, tai tròn vểnh.
Dù răng sói lửa cũng không thực sự nhọn nhưng khi cắn con mồi thì sắc hơn cả dao cạo, xé đứt cả da trâu, da bò.
Điều làm nên tiếng tăm "tàn độc" của Sói Lửa, giống với Chó Hoang Châu Phi, đó là tốc độ xẻ thịt con mồi và ăn một cách nhanh chóng. Sói Lửa là loài Sói quý hiếm được bảo vệ trong sách đỏ Việt Nam, cùng với loài Sói Xám.
Thùy Dung