'Soi' mỏ tài nguyên tiềm năng có trên Mặt trăng
Khi tài nguyên thiên nhiên của Trái đất dần cạn kiệt, một số nhà khoa học tin rằng, Mặt trăng có thể có nhiều mỏ Helium-3 tiềm năng dành cho các thế hệ tương lai.
Bốn mươi năm sau khi Neil Armstrong- người Mỹ lần đầu tiên đi trên Mặt trăng và khi Hoa Kỳ chuẩn bị đưa phi hành gia trở lại vào năm 2020, Mặt trăng vẫn là một đối tượng thiên văn chứa đầy nét thú vị, bí ẩn chưa khám khá hết.
Ngoài việc mong muốn thiết lập các cơ sở nghiên cứu ở đó, các chuyên gia cũng mong muốn tìm hiểu thêm về tài nguyên thiên nhiên ẩn giấu bên trong Mặt trăng.
"Mặt trăng vẫn còn rất nhiều thông tin khoa học còn sót lại chưa kịp phát hiện, liên quan trực tiếp đến sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử Trái đất và lịch sử ban đầu của các hành tinh khác", nhà địa chất Harrison Schmitt nói với hãng AFP.
Schmitt hạ cánh trên Mặt trăng vào năm 1972 qua tàu Apollo 17. Ông là một trong số 12 người Mỹ ưu tú, những người duy nhất đã đi trên mặt trăng.
Trong số 382 kilôgam (842 pound) đá và đất Mặt trăng được các phi hành gia mang về thì có một loại đá mà các nhà khoa học gọi là "genesis", xuất hiện từ khoảng 4,5 triệu năm trước, vào thời điểm hệ thống mặt trời bắt đầu hình thành.
Mặt trăng hầu như không có bầu khí quyển, thực sự là một phiến đá địa chất thú vị dành cho các nhà khoa học, vì nó không có sự tiếp xúc với nước và không khí.
Schmitt, một cựu phi hành gia lưu ý rằng, đất của mặt trăng cũng rất giàu helium-3, có nguồn gốc tương đồng với lớp ngoài của mặt trời và được thổi xung quanh hệ mặt trời bởi gió mặt trời.
Nguyên tố này hiếm khi được tìm thấy trên Trái đất, Helium-3 rất cần thiết cho các phản ứng tổng hợp hạt nhân, ông Schmitt nói.
Lượng helium-3 trên Mặt trăng có thể đạt 25 tấn, có thể phục vụ để cung cấp năng lượng cho Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ trong một năm.
Helium-3 (một đồng vị không phóng xạ của helium) có thể được sử dụng làm nhiên liệu cho các lò phản ứng nhiệt hạch để tạo ra một lượng năng lượng khổng lồ với chi phí sản xuất rất thấp.