Sơn đậu căn có tác dụng gì khi trẻ bị viêm VA?
Viêm VA là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em. Với bệnh viêm VA cũng như các bệnh về đường hô hấp, dân gian thường lưu truyền những bài thuốc quý giúp hỗ trợ điều trị bệnh, trong đó có thành phần sơn đậu căn.
Viêm VA hành hạ trẻ mỗi khi thời tiết chuyển mùa
Thời điểm giao mùa như hiện nay, trẻ em nhập viện hàng loạt vì các bệnh liên quan tới tai mũi họng. Một trong những bệnh tai mũi họng hay gặp nhất chính là viêm VA.
Viêm VA có nguyên nhân từ các loại virus như Adenovirus, Myxovirus, Rhinovirus... và sau đó bị bội nhiễm vi khuẩn như Tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A, Haemophilus Influenzae.
Triệu chứng của viêm VA là sốt cao (38-40 độ C) hoặc không sốt. Kèm theo đó, trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho, ngủ ngáy, hơi thở hôi. VA khi bị viêm sẽ to lên và gây tắc toàn phần hoặc một phần cửa mũi sau làm cho trẻ không thở được qua đường mũi mà phải thở qua miệng.
Mức viêm nhiễm của VA ở trẻ được chia thành 4 giai đoạn: Cấp độ 1: Viêm VA chiếm ít hơn 33% diện tích cửa mũi sau; Cấp độ 2: VA chiếm từ 33 - 66% diện tích cửa mũi sau; Cấp độ 3: VA chiếm từ 66- 90% diện tích cửa mũi sau; Cấp độ 4: VA chiếm hết diện tích cửa mũi sau và lan sang hố mũi.
Trẻ bị viêm VA thường mệt mỏi, biếng ăn, bỏ bú hoặc bú ngắt quãng; khó ngủ, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, thường giật mình.
Các bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm VA, viêm amidan từ Sơn đậu căn
Sơn đậu căn được biết đến là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Sơn đậu căn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lợi hầu họng, dùng trị các bệnh sốt do viêm nhiễm đường hô hấp, viêm amidan…
Trong Sơn đậu căn có chứa alcaloid cytisine, alcaloid, flavonoid; matrin, oxymatrin, anagynin, methylcytisin, pterocarpin, sophoranon… Sơn đậu căn có vị đắng, tính hàn, hơi có độc (khi dùng cần sao vàng). Sơn đậu căn nhập vào các kinh: tâm, phế, vị, đại tràng; Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lợi hầu họng, dùng trị các bệnh sốt do viêm nhiễm đường hô hấp, viêm amidan, viêm họng, các bệnh mụn nhọt, đặc biệt nhọt độc, phù thũng, răng lợi sưng đau.
Theo Đông y, Sơn đậu căn có thể dùng được cả rễ, lá và hạt. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau:
Đối với các bệnh tại đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, sốt cao, nuốt đau: Vị thuốc Sơn đậu căn 12g kết hợp Kim ngân hoa 12g; Hoàng liên 4g; Hoàng bá 8g. Sắc uống ngày 3 lần. Uống trước ăn 1 giờ.
Đối với trị viêm amidan cấp tính: Sơn đậu căn kết hợp Ngưu bàng tử, Xạ can, Kinh giới mỗi vị 9g; Phòng phong 6g, Kim ngân hoa 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống ngày 3 lần. Uống trước ăn 1 giờ.
Đối với trị viêm amidan mãn tính: Vị thuốc Sơn đậu căn 15g, Sinh cam thảo 10g, Kim liên hoa 5g. Sắc uống chia 3 lần/ngày. Uống trước ăn 1 giờ. Uống liền trong khoảng 3-4 tuần.
Đối với trị viêm họng cấp, đau họng: Vị thuốc Sơn đậu căn 3g; Xạ can 10g; Nhân sâm 10g; Cát cánh 7g; Cam thảo 2g. Sắc uống ngày 3 lần. Uống trước ăn 1 giờ. Uống liền trong khoảng 1-2 tuần.
Sơn đậu căn còn có trong thành phần tạo nên An Hầu Đan Kids – một sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm VA, Amidan cho trẻ em. Ngoài ra, An Hầu Đan Kids còn chứa các thảo dược như cúc lục lăng, thăng ma, lược vàng hàm lượng cao, được trồng ở khu dược liệu Tả Phìn Hồ tại vùng núi cao Hà Giang. Đây là nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, không khi phù hợp cho ra dược liệu có thành phần tốt nhất.