Sán ruột nhiều nhánh lá lớn (Kaburakia excelsa) dài 8-10 cm, sống ở vùng gian triều Bắc Mỹ. Giống như nhiều loài giun dẹp khác, loài này chủ yếu ăn thịt. Chúng di chuyển bằng cách lướt đi trên lớp lông có kích thước hiển vi.
Sán không ruột ký sinh ngoài (chi Waminoa) dài 5 mm, sống ở các rạn san hô khắp thế giới. Loài giun dẹp cực nhỏ này sống thành tập đoàn, ký sinh trên san hô. Các loài sán không ruột dùng toàn bộ bề mặt cơ thể để hấp thụ thức ăn.
Sán sọc ruột nhiều nhánh (Prostheceraeus vittatus) dài 4-5 cm, phân bố ở Đại Tây Dương. Chúng thuộc một nhóm các loài giun dẹp lưỡng tính, sinh sản bằng cách thụ tinh chéo, sống tự do (không ký sinh) ở biển.
Sán lá vàng đen ruột nhiều nhánh (Pseudoceros dimidiatus) dài 7-8 cm, phân bố ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài sán lớn sống tự do này có màu sắc nổi bật để cảnh báo cho động vật săn mồi rằng thịt của chúng có vị khó chịu.
Sán đốm vàng ruột nhiều nhánh (Thysanozoon nigropapillosum) dài 7-8 cm, phân bố ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhiều loài giun dẹp thuộc chi Thysanozoon có mụn phủ khắp cơ thể. Loài này có các mụn đầu vàng điểm xuyết trên bề mặt cơ thể màu nhung đen.
Giun đầu búa (Bipalium kewense) dài 20-30 cm, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á, đã được đưa đi khắp thế giới qua hoạt động trồng trọt. Loài giun dẹp này sống trong đất, cần môi trường ẩm ướt. Con mồi của chúng là giun đất.
Sán đất New Zealand (Arthurdendyus triangulatus) dài 10-17 cm, là loài bản địa của New Zealand. Tương tự giun đầu búa, loài sán lớn sống trong đất này chuyên bắt con mồi là giun đất.
Sán ruột ba nhánh nước ngọt nâu xám (Dugesia lugubris) dài 1,5-2 cm, có nguồn gốc từ châu Âu. Chúng thuộc một nhóm giun dẹp có có ruột phân thành ba nhánh. Loài này sống ở nước ngọt, trong khi một số khác sống ở biển.
Sán lá gan thường (Fasciola hepatica) dài 2-5 cm, được ghi nhận trên toàn cầu. Các loài sán lá thường có vòng đời ký sinh phức tạp. Loài sàn này nhiễm vào các gia súc ăn cỏ qua trung gian là các loài ốc nước ngọt. Chúng ăn gan vật chủ, gây thiệt hại kinh tế lớn cho ngành chăn nuôi.
Sán bã trầu (Fasciolopsis buski) dài 7,5 cm, phổ biến ở khu vực Đông Á. Đây là một trong những loài sán lá lớn nhất ký sinh trong ruột người, gây ra bệnh sán lá ruột. Chúng chỉ sống ở phần ruột phía trên và không xâm nhập vào cac cơ quan khác.
Sán dây lợn (Taenia solium) dài 2-7 mét, được ghi nhận toàn cầu. Loài sán này sống ký sinh ở ruột lợn, nhưng có thể xâm nhập vào cơ ở dạng nang ấu trùng. Chúng có thể truyền sang người nếu ăn phải thịt lợn nhiễm sán.
Mời quý độc giả xem video: Xác định được loài Cua gây Ngộ Độc ở Thanh Hóa | Thời Sự VTV1.
T.B (tổng hợp)