Sống lay lắt dưới chân cầu Long Biên

Dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội) có một xóm nghèo với hơn 70 hộ làm nghề bán hàng rong, nhặt ve chai, bốc vác... Ảnh hưởng của Covid-19 và nắng nóng kéo dài khiến cuộc sống tạm bợ dưới gầm cầu thêm phần khó khăn.

Dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội) từ nhiều năm nay là nơi sinh sống của một dãy trọ của dân ngụ cư. Đó là những người từ quê lên Hà Nội lập nghiệp. Họ chủ yếu làm vài ba công việc buôn bán ngay trong chợ hoặc đi nhặt ve chai, bán hàng rong...

Dưới chân cầu Long Biên (Hà Nội) từ nhiều năm nay là nơi sinh sống của một dãy trọ của dân ngụ cư. Đó là những người từ quê lên Hà Nội lập nghiệp. Họ chủ yếu làm vài ba công việc buôn bán ngay trong chợ hoặc đi nhặt ve chai, bán hàng rong...

Nếu không phải bè nổi thì những ngôi nhà trên bờ gần ven sông nhìn cũng rất tạm bợ chỉ để họ mưu sinh với nghề đánh bắt.

Nếu không phải bè nổi thì những ngôi nhà trên bờ gần ven sông nhìn cũng rất tạm bợ chỉ để họ mưu sinh với nghề đánh bắt.

Khác với làng chài bên bờ sông với những nhà nổi đơn lẻ, ngay dưới chân cầu Long Biên được che phủ bởi tán cây rậm rạp, có một khu ổ chuột nơi những con người xa quê lên Hà Nội mưu sinh đã bao nhiêu năm.

Khác với làng chài bên bờ sông với những nhà nổi đơn lẻ, ngay dưới chân cầu Long Biên được che phủ bởi tán cây rậm rạp, có một khu ổ chuột nơi những con người xa quê lên Hà Nội mưu sinh đã bao nhiêu năm.

Xóm trọ của hàng chục lao động nghèo này thuộc phường Phúc Xá, quận Long Biên chỉ có những ngôi nhà 15-20m2 xây bằng chút bê tông và chắp vá bởi những mảnh tôn thừa.

Xóm trọ của hàng chục lao động nghèo này thuộc phường Phúc Xá, quận Long Biên chỉ có những ngôi nhà 15-20m2 xây bằng chút bê tông và chắp vá bởi những mảnh tôn thừa.

Bà Ba một cư dân của xóm trọ năm nay đã 70 tuổi đang kể về cuộc sống mấy chục năm lăn lộn ở đất Hà Nội mà đến giờ mới có được một “căn nhà”. Với thu nhập một ngày cao nhất là 10.000 đồng nhờ việc nhặt ve chai ở quanh chợ Long Biên, bà nói rằng trời nóng thế này nhưng đành chịu chứ làm sao có tiền mà bật quạt.

Bà Ba một cư dân của xóm trọ năm nay đã 70 tuổi đang kể về cuộc sống mấy chục năm lăn lộn ở đất Hà Nội mà đến giờ mới có được một “căn nhà”. Với thu nhập một ngày cao nhất là 10.000 đồng nhờ việc nhặt ve chai ở quanh chợ Long Biên, bà nói rằng trời nóng thế này nhưng đành chịu chứ làm sao có tiền mà bật quạt.

Dân ở đây cứ đến chiều lại ra bờ sông sau nhà ngồi vì trong những căn nhà mái tôn của họ không khác nào chảo lửa.

Dân ở đây cứ đến chiều lại ra bờ sông sau nhà ngồi vì trong những căn nhà mái tôn của họ không khác nào chảo lửa.

Khi được hỏi, bà Ba luôn nói rằng cuộc sống vất vả nhưng với bà, niềm vui vẫn đong đầy vì tình làng nghĩa xóm của những người dân nơi đây. Với những con người nơi đây, vật chất thiếu thốn nhưng tình cảm luôn đong đầy.

Khi được hỏi, bà Ba luôn nói rằng cuộc sống vất vả nhưng với bà, niềm vui vẫn đong đầy vì tình làng nghĩa xóm của những người dân nơi đây. Với những con người nơi đây, vật chất thiếu thốn nhưng tình cảm luôn đong đầy.

Sau bao nhiêu thập kỷ, cầu Long Biên vẫn vững chắc đứng đây, chứng kiến những đổi thay không ngừng của Hà Nội và cũng chứng kiến những mảnh đời chưa đến được bến đỗ yên bình của cuộc đời.

Sau bao nhiêu thập kỷ, cầu Long Biên vẫn vững chắc đứng đây, chứng kiến những đổi thay không ngừng của Hà Nội và cũng chứng kiến những mảnh đời chưa đến được bến đỗ yên bình của cuộc đời.

Lê Phương

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/song-lay-lat-duoi-chan-cau-long-bien-504262.html