Sống mòn trong nghĩa trang ở Philippines

Loạt hình của nhiếp ảnh gia Aaron 'Bertie' Gekoski, khắc họa cuộc sống khổ sở vì dịch Covid-19 của người dân trong các nghĩa trang công cộng ở Pasay (Philippines).

 Từ căn hộ ba phòng ngủ có tầm nhìn ra thành phố, Gekoski dễ dàng nhìn thấy nghĩa trang công cộng của thành phố Pasay. Anh vốn không nhận ra cuộc sống ngay sát mình khổ sở thế nào cho tới khi bắt tay vào dự án ảnh kết hợp cùng tổ chức phi chính phủ Lady Freethinker. Trong ảnh, một con chó gầy trơ xương đang đứng trên nắp ngôi mộ. Nó là một trong số ít nhất 400 con vật sống trong khu nghĩa trang cùng khoảng 300 gia đình. Ở nơi này, một số người còn phải tìm đồ ăn thừa trong thùng rác để sống qua ngày.

Từ căn hộ ba phòng ngủ có tầm nhìn ra thành phố, Gekoski dễ dàng nhìn thấy nghĩa trang công cộng của thành phố Pasay. Anh vốn không nhận ra cuộc sống ngay sát mình khổ sở thế nào cho tới khi bắt tay vào dự án ảnh kết hợp cùng tổ chức phi chính phủ Lady Freethinker. Trong ảnh, một con chó gầy trơ xương đang đứng trên nắp ngôi mộ. Nó là một trong số ít nhất 400 con vật sống trong khu nghĩa trang cùng khoảng 300 gia đình. Ở nơi này, một số người còn phải tìm đồ ăn thừa trong thùng rác để sống qua ngày.

 "Tôi chưa từng thấy nơi nào mà mọi người sống, ngủ trên những ngôi mộ. Là một nhiếp ảnh gia, tôi muốn kể câu chuyện mình đã chứng kiến. Những gì tôi thấy không phải sự tuyệt vọng mà là một cộng đồng gắn kết. Họ vẫn ánh lên hy vọng dù phải đấu tranh với những khó khăn mà hầu hết chúng ta thậm chí còn không tưởng tượng được", anh nói.

"Tôi chưa từng thấy nơi nào mà mọi người sống, ngủ trên những ngôi mộ. Là một nhiếp ảnh gia, tôi muốn kể câu chuyện mình đã chứng kiến. Những gì tôi thấy không phải sự tuyệt vọng mà là một cộng đồng gắn kết. Họ vẫn ánh lên hy vọng dù phải đấu tranh với những khó khăn mà hầu hết chúng ta thậm chí còn không tưởng tượng được", anh nói.

 Cùng chịu cảnh khổ sở với con người là những con chó. Trong nghĩa trang, tất cả gần như là con số 0: không nước máy, không dịch vụ vệ sinh, thiếu điện... Do đó, những con chó ở đây đa số trông hốc hác. Chúng thu mình trong bóng tối, cuộn tròn bên lối đi, đuôi cuốn lấy cái thân trơ xương của mình. Trong ảnh, bà Cura (65 tuổi) bên con chó bị xích của mình. Bà đang nuôi 5 con chó trong nghĩa trang và muốn rời đi một ngày không xa.

Cùng chịu cảnh khổ sở với con người là những con chó. Trong nghĩa trang, tất cả gần như là con số 0: không nước máy, không dịch vụ vệ sinh, thiếu điện... Do đó, những con chó ở đây đa số trông hốc hác. Chúng thu mình trong bóng tối, cuộn tròn bên lối đi, đuôi cuốn lấy cái thân trơ xương của mình. Trong ảnh, bà Cura (65 tuổi) bên con chó bị xích của mình. Bà đang nuôi 5 con chó trong nghĩa trang và muốn rời đi một ngày không xa.

 Cuộc sống trong nghĩa trang của nhiều người đã kéo dài qua vài thế hệ. Họ sống bằng tiền chăm sóc mộ cho các gia đình giàu có, khắc bia hoặc bán hoa... Nhiều người muốn rời đi nhưng không thể. Vì sống trong nghĩa trang, họ không tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vệ sinh... Điều này khiến họ khó kiếm được công việc bên ngoài. Trong ảnh, Honey (18 tuổi) sống cùng 8 con chó và cha mẹ.

Cuộc sống trong nghĩa trang của nhiều người đã kéo dài qua vài thế hệ. Họ sống bằng tiền chăm sóc mộ cho các gia đình giàu có, khắc bia hoặc bán hoa... Nhiều người muốn rời đi nhưng không thể. Vì sống trong nghĩa trang, họ không tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vệ sinh... Điều này khiến họ khó kiếm được công việc bên ngoài. Trong ảnh, Honey (18 tuổi) sống cùng 8 con chó và cha mẹ.

 Ashley Fruno, người sáng lập Pasay Pups - tổ chức hoạt động vì quyền động vật và trẻ em - thường xuyên cùng các tình nguyện viên đến thăm, chăm sóc, tiêm phòng cho động vật ở nghĩa trang mỗi tuần. Họ cũng tổ chức những buổi thảo luận chăm sóc động vật đúng cách và tặng đồ dùng cho trẻ em.

Ashley Fruno, người sáng lập Pasay Pups - tổ chức hoạt động vì quyền động vật và trẻ em - thường xuyên cùng các tình nguyện viên đến thăm, chăm sóc, tiêm phòng cho động vật ở nghĩa trang mỗi tuần. Họ cũng tổ chức những buổi thảo luận chăm sóc động vật đúng cách và tặng đồ dùng cho trẻ em.

 Tuy nhiên, đại dịch khiến các chuyến ghé thăm hàng tuần trở nên khó khăn hơn. Chính quyền Pasay đã tổ chức cách ly xã hội nghiêm ngặt khiến những người sống trong nghĩa trang không được phép rời nửa bước.

Tuy nhiên, đại dịch khiến các chuyến ghé thăm hàng tuần trở nên khó khăn hơn. Chính quyền Pasay đã tổ chức cách ly xã hội nghiêm ngặt khiến những người sống trong nghĩa trang không được phép rời nửa bước.

 Vì không thể ra ngoài, cư dân của nghĩa trang bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp cận nguồn thực phẩm. Họ cũng không thể tìm kiếm phế liệu để trang trải cuộc sống như thường ngày. Pasay Pups đã viện trợ cho họ gạo, xà phòng, khẩu trang tái sử dụng hai lần/tháng. Tuy nhiên, lượng tình nguyện viên cũng ngày một giảm.

Vì không thể ra ngoài, cư dân của nghĩa trang bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp cận nguồn thực phẩm. Họ cũng không thể tìm kiếm phế liệu để trang trải cuộc sống như thường ngày. Pasay Pups đã viện trợ cho họ gạo, xà phòng, khẩu trang tái sử dụng hai lần/tháng. Tuy nhiên, lượng tình nguyện viên cũng ngày một giảm.

 "Thật sốc khi họ được cung cấp rất ít nhu yếu phẩm để vượt qua những ngày tháng giãn cách xã hội", Fruno nói. Dù vậy, ngay cả khi những bức ảnh được công bố rộng rãi, chính quyền Pasay vẫn không đưa ra lời bình luận chính thức nào.

"Thật sốc khi họ được cung cấp rất ít nhu yếu phẩm để vượt qua những ngày tháng giãn cách xã hội", Fruno nói. Dù vậy, ngay cả khi những bức ảnh được công bố rộng rãi, chính quyền Pasay vẫn không đưa ra lời bình luận chính thức nào.

 Chia sẻ với The Guardian, Fruno cùng nhiếp ảnh gia Gekoski hy vọng bộ ảnh sẽ giúp cuộc sống của người dân và những con vật ở nghĩa trang Pasay tốt hơn trong tương lai.

Chia sẻ với The Guardian, Fruno cùng nhiếp ảnh gia Gekoski hy vọng bộ ảnh sẽ giúp cuộc sống của người dân và những con vật ở nghĩa trang Pasay tốt hơn trong tương lai.

Pasay, thành phố thuộc vùng đô thị Manila (Philippines) có gần 416.000 người dân sống trong diện tích khoảng 18 km2. Nơi đây được miêu tả trên các diễn đàn du lịch là điểm đến "văn hóa, phục vụ mua sắm, thư giãn và kinh dị". Bộ ảnh của Gekoski phơi bày cuộc sống nghèo đói mà người dân và động vật phải chịu đựng trong các nghĩa trang.

Hoài Anh

Theo The Guardian

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/song-mon-trong-nghia-trang-o-philippines-post1216674.html