Sống ở đất Sài Gòn, không sợ đói

Đất Sài Gòn nổi tiếng dễ sống, người Sài Gòn nổi tiếng bao dung. Xin lượm lặt vài mẩu chuyện tử tế của vùng đất từng được mệnh danh Hòn ngọc viễn Đông này.

Có thể nói không ngoa rằng những người đang gặp khó khăn, nhất là với các cư dân nhập cư sẽ không sợ đói ở đất Sài Gòn (TP HCM). Vì vùng đất này không khó để tìm 1 nghề lương thiện, nếu chịu khó siêng năng thì hoàn toàn có thể kiếm "đồng ra đồng vô" đủ sống qua ngày. Còn chuyện giải quyết nhu cầu chính đáng của cái bao tử thì không phải lo, ít nhất có ngày 2 bữa no bụng với chi phí 2.000 đồng/bữa, thậm chí không tốn đồng nào.

Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, tại chuỗi quán cơm xã hội Nụ Cười ở TP HCM luôn rộng cửa phục vụ thực khách không phân biệt giàu- nghèo, thực đơn đầy đủ 4 món (cơm,canh, mặn, xào) chỉ với giá 2.000 đồng/suất. Chuỗi quán cơm xã hội Nụ Cười đầu tiên do ông Nam Đồng, nguyên là Tổng Biên tập báo Pháp luật TP HCM thành lập (vào tháng 10- 2012) xuất phát từ việc muốn giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn đang mưu sinh ở TP HCM. Chuỗi quán cơm Nụ Cười hiện nay hoạt động dưới sự quản lý của Quỹ từ thiện tình thương TP HCM. Đến nay Nụ Cười đã phát triển tới quán thứ 6, mỗi quán hoạt động độc lập, tự quản lý thu- chi.

Mới đây thông qua mạng xã hội, TS Đinh Minh Hiệp (Trưởng ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP HCM) đã chia sẻ một thông tin với lời nhắn cực kỳ dễ thương: “Các bạn Facebook giới thiệu thông tin này đến các đối tượng cần chia sẻ nhen". Nội dung cần chia sẻ là: Quán cơm miễn phí cho người nghèo nhưng hiện tại quán "khá ế" vì nhiều người nghèo chưa biế́t đến. Nhờ mọi người chia sẻ để nhiều người biết hơn. Địa chỉ quán ở 78 đường D1 khu Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7. Mở cửa từ thứ hai đến thứ sáu, từ 11 đến 13 giờ 30.

Quán cơm miễn phí cho người nghèo ở 78 đường D1 khu Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7.

Quán cơm miễn phí cho người nghèo ở 78 đường D1 khu Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7.

Trưa nào cũng vậy, tầm sau 11 giờ là chị Bích Vân, nhân viên hành chánh tại Tạp chí điện tử khampha.vn lại tất bật đến phục vụ tại quán cơm Nụ Cười số 6 ở đường Cống Quỳnh, quận 1. Chưa hết, chị Bích Vân còn đam mê các công việc thiện nguyện khác. Chị tham gia nhóm thiện nguyện có tên Trái Tim Xanh, nhiều năm nay đã thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ cho những trường hợp khó khăn tại TP HCM và các tỉnh thành vùng sâu, vùng xa.

Chị Bích Vân (thứ 3 từ phải sang) phục vụ tại quán cơm Nụ Cười số 6 ở đường Cống Quỳnh, quận 1

Chị Bích Vân (thứ 3 từ phải sang) phục vụ tại quán cơm Nụ Cười số 6 ở đường Cống Quỳnh, quận 1

Các thành viên trong nhóm đã chịu khó đi thu gom quần áo cũ còn tốt từ các nơi, rồi sàng lọc, tân trang, nâng cấp, giặt giũ sạch sẽ để giúp đỡ cho những người khó khăn. "Đông tay thì vỗ nên kêu" mỗi người chung tay góp sức để giúp cho những trường hợp không may gặp khó, vì cho đi là còn mãi"- chị Bích Vân tâm sự.

Chị Bích Vân trong 1 lần đi từ thiện ở vùng sâu, vùng xa.

Chị Bích Vân trong 1 lần đi từ thiện ở vùng sâu, vùng xa.

Với nhà báo Phạm Hoài Nam (Báo Sài Gòn Giải Phóng) thì làm công tác xã hội gần như là hơi thở của anh. Nhiều năm nay anh cùng với gia đình nhỏ của mình và các mạnh thường quân thường xuyên có mặt khắp mọi nơi trên cả nước để làm công việc thiện nguyện.

Mùa Vu Lan năm nay anh Hoài Nam và các mạnh thường quân đã chuẩn bị 60 phần quà (mỗi phần 10 kg gạo, 1 thùng mì, 1lít dầu ăn, 1 chai nước tương và 1 hộp/6 trứng gà) để gửi đến những người nghèo khó, giúp mọi người có chút an vui mùa Vu Lan.

60 phần quà cho người nghèo mùa Vu Lan của anh Hoài Nam và các mạnh thường quân.

60 phần quà cho người nghèo mùa Vu Lan của anh Hoài Nam và các mạnh thường quân.

Anh Hoài Nam trong 1 lần trao quà từ thiện cho cán bô, chiến sĩ Biên phòng ở Cổng Trời - Huồi Bắc, Nghệ An.

Anh Hoài Nam trong 1 lần trao quà từ thiện cho cán bô, chiến sĩ Biên phòng ở Cổng Trời - Huồi Bắc, Nghệ An.

“Còn sức khỏe là tôi sẽ còn tiếp tục trong hành trình trao gửi yêu thương đến với mọi người và trên khắp mọi miền đất nước”- anh Hoài Nam bộc bạch.

Nhà báo Trường Kiên (công tác ở Báo Phụ Nữ TP HCM) cũng là một công dân của TP HCM có tấm lòng bác ái, sẻ chia. Sau khi nghỉ hưu, nhà báo Trường Kiên gần như dành hết thời gian cho công tác xã hội.

Vốn là dân thanh niên xung phong, anh đã khởi xướng thành lập Quỹ Học bổng của Ban Liên lạc cựu Thanh niên xung phong (Liên đội Trung Thành) và Quỹ này đã nhận được sự quan tâm của đông đảo những nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội,?đặc biệt là bạn bè, thân hữu của các thành viên thuộc ban liên lạc.

Nhà báo Trường Kiên (thứ 3 từ trái sang) trong lần trao học bổng

Nhà báo Trường Kiên (thứ 3 từ trái sang) trong lần trao học bổng

Quỹ Học bổng của Ban Liên lạc cựu Thanh niên xung phong (Liên đội Trung Thành) đã trao nhiều học bổng cho các học sinh, sinh viên là con, cháu của các anh chị cựu TNXP Liên đội Trung Thành.

Nhà báo Trường Kiên trải lòng: "Không chỉ là trao tận tay các cháu và gia đình những đồng tiền nghĩa tình được đóng góp từ bao tấm lòng nhân ái; mà còn muốn gửi đến các cháu niềm tin về một tương lai sau này, rằng mỗi cháu sẽ trưởng thành với một nhân cách hoàn thiện, biết sống vì mọi người. Các cháu sẽ là những công dân hữu dụng của xã hội".

Hiếu Trung

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/ban-doc/song-o-dat-sai-gon-khong-so-doi-20190831192335282.htm