Sốt mò - căn bệnh nguy hiểm

Sốt mò (rickettsia) là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua vết đốt của ấu trùng mò. Bệnh khởi phát cấp tính, biểu hiện đa dạng, rất giống các bệnh nhiễm trùng khác nên dễ bỏ sót. Nếu không chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tổn thương suy đa cơ quan và tử vong. Bệnh sẽ thuyên giảm, hồi phục nhanh nếu được điều trị bằng kháng sinh thích hợp.

 Vết loét do mò đốt ở cổ bệnh nhân khi nhập viện. Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tiếp nhận bệnh nhân nữ 62 tuổi nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, rối loạn nước điện giải, suy chức năng gan, viêm phổi, sốt cao, mê sảng, nôn nhiều. Trước vào viện 1 tuần, bệnh nhân sốt cao liên tục, sưng hạch góc hàm, có vết loét ở vùng cổ bên trái. Trước đó, bệnh nhân đi nhặt củi ở vườn nhà. Sau khi sốt, sưng hạch góc hàm, bệnh nhân đi khám ở y tế cơ sở, được truyền dịch, dùng kháng sinh, nhưng tình trạng bệnh không cải thiện, được chuyển đến BVĐK tỉnh. Quá trình thăm khám, phát hiện vết thương nghi do mò đốt ở vùng cổ bên trái của bệnh nhân, vết thương không gây đau. Dựa vào dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ, đặc điểm của vết thương, người bệnh được chẩn đoán bị sốt mò và điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. Sau 5 ngày, tình trạng sốt của bệnh nhân được kiểm soát, các tạng suy hồi phục tốt. Về nguyên nhân, sốt mò do vi khuẩn Rickettsia orientalis (Orientia tsutsugamushi) gây nên, trung gian truyền bệnh là mò (Leptotrombidium). Mầm bệnh Rickettsia orientalis có ở trên ấu trùng mò và một số loài vật gặm nhấm, thú nhỏ (chủ yếu là ở chuột, chim hoặc chó, lợn, gà nhưng ít gặp hơn), được truyền sang người qua vết đốt của ấu trùng mò. Bệnh không lây từ người sang người. Ấu trùng mò thường sống ở bụi cây, bụi cỏ ẩm ướt, các hang đá, hoặc gốc cây nơi có loài gặm nhấm sinh sống. Vì vậy, người bị bệnh sốt mò thường là khi đi làm nương rẫy, đi dã ngoại cắm trại dưới tán lá cây trong rừng, bộ đội hành quân, trang trại chăn nuôi, hoặc người đi qua vùng ven suối, ven sông, bìa rừng… Biểu hiện khi bị sốt mò: thời gian ủ bệnh từ 6 - 21 ngày (kể từ khi bị ấu trùng mò đốt). Người bệnh thường sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng, tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ, sau 4 - 5 ngày vỡ ra thành 1 nốt kích thước 0,5 - 2 cm, có vẩy đen, bong vẩy sẽ để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không có mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc đen tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, vết loét không đau (nên dễ bỏ sót). Vết loét gặp trong khoảng 80% trường hợp bệnh, thường ở vùng da mềm: nách, bẹn, bộ phận sinh dục, ngực, cổ, bụng, vành tai, hoặc một số ít có thể gặp vết loét ở lưng, mi mắt, rốn, mông. Tổn thương các tạng thường gặp nhất là phổi, với tình trạng viêm phổi, tràn dịch màng phổi, gây suy hô hấp cấp phải hỗ trợ bằng thở máy. Tiếp đến là gan, với tình trạng tổn thương tế bào gan phải hỗ trợ bằng lọc máu liên tục và thay huyết tương. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não… Để phòng bệnh sốt mò, người dân cần mặc quần áo kín, quần áo có tẩm hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoate, bôi hóa chất xua côn trùng lên các vùng da hở. Tránh ngồi, nằm, phơi quần áo, đặt ba lô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây. Diệt chuột, sử dụng hóa chất diệt côn trùng. Bác sĩ Hoàng Công Tình (Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Vết loét do mò đốt ở cổ bệnh nhân khi nhập viện. Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tiếp nhận bệnh nhân nữ 62 tuổi nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, rối loạn nước điện giải, suy chức năng gan, viêm phổi, sốt cao, mê sảng, nôn nhiều. Trước vào viện 1 tuần, bệnh nhân sốt cao liên tục, sưng hạch góc hàm, có vết loét ở vùng cổ bên trái. Trước đó, bệnh nhân đi nhặt củi ở vườn nhà. Sau khi sốt, sưng hạch góc hàm, bệnh nhân đi khám ở y tế cơ sở, được truyền dịch, dùng kháng sinh, nhưng tình trạng bệnh không cải thiện, được chuyển đến BVĐK tỉnh. Quá trình thăm khám, phát hiện vết thương nghi do mò đốt ở vùng cổ bên trái của bệnh nhân, vết thương không gây đau. Dựa vào dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ, đặc điểm của vết thương, người bệnh được chẩn đoán bị sốt mò và điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. Sau 5 ngày, tình trạng sốt của bệnh nhân được kiểm soát, các tạng suy hồi phục tốt. Về nguyên nhân, sốt mò do vi khuẩn Rickettsia orientalis (Orientia tsutsugamushi) gây nên, trung gian truyền bệnh là mò (Leptotrombidium). Mầm bệnh Rickettsia orientalis có ở trên ấu trùng mò và một số loài vật gặm nhấm, thú nhỏ (chủ yếu là ở chuột, chim hoặc chó, lợn, gà nhưng ít gặp hơn), được truyền sang người qua vết đốt của ấu trùng mò. Bệnh không lây từ người sang người. Ấu trùng mò thường sống ở bụi cây, bụi cỏ ẩm ướt, các hang đá, hoặc gốc cây nơi có loài gặm nhấm sinh sống. Vì vậy, người bị bệnh sốt mò thường là khi đi làm nương rẫy, đi dã ngoại cắm trại dưới tán lá cây trong rừng, bộ đội hành quân, trang trại chăn nuôi, hoặc người đi qua vùng ven suối, ven sông, bìa rừng… Biểu hiện khi bị sốt mò: thời gian ủ bệnh từ 6 - 21 ngày (kể từ khi bị ấu trùng mò đốt). Người bệnh thường sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng, tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ, sau 4 - 5 ngày vỡ ra thành 1 nốt kích thước 0,5 - 2 cm, có vẩy đen, bong vẩy sẽ để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không có mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc đen tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, vết loét không đau (nên dễ bỏ sót). Vết loét gặp trong khoảng 80% trường hợp bệnh, thường ở vùng da mềm: nách, bẹn, bộ phận sinh dục, ngực, cổ, bụng, vành tai, hoặc một số ít có thể gặp vết loét ở lưng, mi mắt, rốn, mông. Tổn thương các tạng thường gặp nhất là phổi, với tình trạng viêm phổi, tràn dịch màng phổi, gây suy hô hấp cấp phải hỗ trợ bằng thở máy. Tiếp đến là gan, với tình trạng tổn thương tế bào gan phải hỗ trợ bằng lọc máu liên tục và thay huyết tương. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não… Để phòng bệnh sốt mò, người dân cần mặc quần áo kín, quần áo có tẩm hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoate, bôi hóa chất xua côn trùng lên các vùng da hở. Tránh ngồi, nằm, phơi quần áo, đặt ba lô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây. Diệt chuột, sử dụng hóa chất diệt côn trùng. Bác sĩ Hoàng Công Tình (Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/219/147606/sot-mo-can-benh-nguy-hiem.htm