Loại chiến đấu cơ được xem là đã thay đổi hoàn toàn cách thức chiến tranh trong thế kỷ 21 là chiếc tiêm kích Su-27 Flanker. Nguồn ảnh: BI.
Ban đầu, Su-27 được ra đời để thực hiện các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, tuy nhiên nó đã tỏ ra rất linh hoạt, đáp ứng được mọi nhiệm vụ bao gồm cả đánh chặn lẫn tấn công mặt đất. Đây chính là tiền thân của dòng máy bay đa nhiệm hiện nay. Nguồn ảnh: BI.
F-86 Sabre là chiến đấu cơ phản lực của Không quân Mỹ nổi danh trong chiến tranh Triều Tiên, ít ai biết rằng đây cũng là loại tiêm kích đầu tiên trong lịch sử sử dụng thiết kế cánh cụp về phía sau thay vì cánh vuông góc với thân như thông thường. Nguồn ảnh: BI.
Kiểu thiết kế này đã giúp F-86A phá một loạt các kỷ lục về tốc độ và khả năng lượn khi giao tranh. Nó vượt trội tới mức cần tới 10 chiếc MiG-15 của Liên Xô mới bắn hạ được một chiếc F-86A. Trong chiến tranh Triều Tiên, Mỹ chỉ mất 80 chiếc F-86A trong khi đó Liên Xô mất tận... 800 chiếc MiG-15. Nguồn ảnh: BI.
Ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất, máy bay ba tầng cánh Fokker Dr 1 là một trong những loại máy bay cơ động bậc nhất thời điểm này khi nó có tốc độ lên tưới 260 km/h. Nguồn ảnh: BI.
Với thiết kế ba tầng cánh, Dr1 có lực nâng rất lớn ngay cả khi bay ở tốc độ thấp, điều này khiến cho nó có thể dễ dàng thoát khỏi việc bị các máy bay đối phương "khóa đuôi" bằng cách giảm ga và bay thật chậm, chờ đối phương bay qua rồi tăng tốc, đuổi theo sau. Nguồn ảnh: BI.
Từng rụng như sung trong Chiến tranh Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng, F-4 Phantom II là một loại tiêm kích hiện đại bậc nhất thời bấy giờ. Nguồn ảnh: BI.
Thiết kế của F-4 hơn hẳn các máy bay của Liên Xô cùng thời, thậm chí, các phiên bản ban đầu của nó với radar vượt trội và tên lửa cực kỳ hiện đại còn không được trang bị pháo hoặc súng máy. Trong suốt thời gian phục vụ, F-4 đã giành được nhiều kỷ lục về tốc độ, độ cao và thời gian leo cao, vượt xa các tiêm kích cùng thời của Liên Xô. Nguồn ảnh: BI.
Cùng với Bf-109 và P-51 Mistang, tiêm kích Spitfire của Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai chính là một trong những loại máy bay đã thay đổi lịch sử nhân loại khi nó góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ trọn vẹn không phận nước Anh. Nguồn ảnh: BI.
Spitfire là loại chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới có cấu tạo hoàn toàn bằng kim loại, kèm theo đó là động cơ cực kỳ mạnh, cho phép nó "lỳ đòn" trước các máy bay chiến đấu của đối phương. Nguồn ảnh: BI.
Một biểu tượng khác trong ngành Không quân chính là máy bay F-117 Nighthawk. Đây được xem là loại máy bay tàng hình đầu tiên tham chiến trực tiếp khi nó ra đời từ năm 1981. Nguồn ảnh: BI.
Trong suốt thời gian chiến đấu của mình, Mỹ chỉ mất duy nhất một chiếc F-117 Nighthawk ở Nam Tư. F-117 sau đó đã trở thành kiểu mẫu, giúp nhiều chương trình chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ sau này được đóng dấu chấp thuận và Lầu Năm Góc bắt đầu hứng thú với loại máy bay "vô hình" này. Nguồn ảnh: BI.
Không chỉ thay đổi khả năng tác chiến dưới mặt đất, tiêm kích F/A-18 còn chính là loại chiến đấu cơ khiến lực lượng hải quân phải thay đổi. Nguồn ảnh: BI.
Đây là chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất từng được sử dụng trên tàu sân bay, nó ảnh hưởng tới lối tác chiến của Hải quân Mỹ, gián tiếp khiến mọi cuốn sách giáo khoa của hải quân thế giới phải bị thay đổi hoàn toàn. Nguồn ảnh: BI.
Không quân Mỹ còn là lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng máy bay không người lái chiến đấu vào thực chiến. Nổi danh nhất trong số đó là chiếc MQ-1 Predator. Nguồn ảnh: BI.
Với khả năng mang vũ khí tương đối tốt, được điều khiển từ xa và có thể hoạt động trên không theo thời gian dài. MQ-1 Predator đã khiến các hệ thống phòng không trên thế giới phải "xem xét lại" khả năng hoạt động của mình, gián tiếp ảnh hưởng tới các học thuyết về phòng không trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Loại chiến đấu cơ Mỹ khiến cả thế giới khi nghe tên đã phải run sợ đó là chiếc F-15 Eagle - một loại chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không được ra đời từ thập niên 70 nhưng tới nay vẫn bất bại. Nguồn ảnh: BI.
Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có loại máy bay nào xứng đáng được coi là đối thủ của F-15 Eagle. Loại chiến đấu cơ hạng nặng này có thể mang theo đủ mọi cấu hình vũ khí, trong đó đặc biệt nhất là tên lửa AIM 120-D - thứ vũ khí được coi là sát thủ của mọi loại máy bay. Nguồn ảnh: BI.
Và cuối cùng là F-22 Raptor - loại máy bay thế hệ năm ra đời mở đầu cho trào lưu nghiên cứu và thiết kế tiêm kích tàng hình trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Lấy cảm hứng từ F-22, Nhật bản đã đổ tiền vào nghiên cứu máy bay tàng hình, Trung Quốc cũng đổ tiền vào tiêm kích J-20, Nga đổ tiền vào Su-57 và mở ra một cuộc đua tàng hình trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức