Su-35 của Nga và Rafale do Pháp sản xuất được xem là hai tiêm kích đa năng tối tân nhất thuộc thế hệ 4,5, chúng sở hữu khả năng tấn công mục tiêu trên không và mặt đất, cả ở cự ly xa và gần cực kỳ lợi hại.
Dĩ nhiên câu hỏi sẽ được đặt ra đó là nếu đối đầu trực diện thì tiêm kích nào sẽ giành chiến thắng, tưởng như câu trả lời chỉ có được nếu hai lực lượng không quân sở hữu những chiến đấu cơ này thuộc hai phe đối địch và gặp nhau trong một trận chiến thực sự.
Tuy nhiên không phải chờ đến thời điểm đó, khi mới đây Không quân Ai Cập - lực lượng duy nhất trên thế giới có cả Su-35 và Rafale trong thành phần tác chiến đã sắp xếp cho hai chiếc tiêm kích này một màn "đọ cánh" trên không.
Cần nói thêm trong một số bài huấn luyện đối kháng giữa tiêm kích do Nga và Mỹ sản xuất, tiêu biểu là giữa Không quân Ấn Độ và Mỹ thuộc khuôn khổ tập trận Red Flag thì cũng không thể cung cấp cái nhìn sát thực tế như những gì diễn ra tại Ai Cập.
Lý do là bởi hai bên sẽ "giữ bài", không đề ra tình huống phức tạp, radar chỉ bật chế độ luyện tập nhằm bảo mật. Nhưng đối với Không quân Ai Cập, họ có thể cho hai tiêm kích của mình thi triển hết khả năng.
Kết quả cho thấy mặc dù Nga vẫn quảng cáo Su-35 là máy bay chiến đấu cơ động nhất và sở hữu các phương tiện chế áp điện tử mạnh mẽ, tuy nhiên trong trận huấn luyện chống lại tiêm kích Rafale, phi cơ của Nga đã gặp thất bại toàn diện.
Chi tiết đáng chú ý nằm ở việc ban đầu chiếc Su-35 của Nga đóng vai “kẻ săn mồi” để truy đuổi và tấn công tiêm kích Pháp sản xuất, nhưng rất bất ngờ chính nó lại trở thành “nạn nhân” và bị Rafale tiêu diệt.
Theo mô tả, nhờ được trang bị một tổ hợp chế áp điện tử tối tân, Rafale đã vô hiệu hóa trạm radar điều khiển hỏa lực trên Su-35, kết quả là máy bay chiến đấu của Nga đã bị "bịt mắt" và dẫn tới thua cuộc.
“Trong cuộc trận huấn luyện, tiêm kích Su-35 đã cố gắng tấn công Rafale, đóng vai trò 'kẻ săn mồi' nhưng với sự trợ giúp của hệ thống Thales Spectra bảo vệ và ngăn chặn điều khiển hỏa lực của đối phương (thiết bị tác chiến điện tử), Rafale đã dễ dàng chế áp Su-35".
"Chiếc tiêm kích Pháp đã chế áp được dải ăng ten phân kỳ (PAR) của radar lắp trên Su-35. Sau khi vô hiệu hóa nó, tiêm kích Nga không thể nhắm vũ khí vào đối phương và nhanh chóng bị Rafale hạ gục ”, tờ Moskovsky Komsomolets đưa tin.
Hiện vẫn chưa rõ chính xác có bao nhiêu loạt trận huấn luyện giữa các máy bay chiến đấu Su-35 và Rafale, nhưng kết quả trên đã cho thấy nhiều chi tiết đáng quan tâm, chứng minh sự vượt trội của hệ thống điện tử hàng không châu Âu trước công nghệ Nga.
Khi đã bị "làm mù" radar, Su-35 khi đó với diện tích phản xạ radar cực lớn dễ dàng bị Rafale "thấy trước và bắn trước", khả năng cơ động của việc lắp động cơ AL-41F1S cũng chẳng có tác dụng vì máy bay vẫn bị giới hạn quá tải ở mức 9G là ngưỡng chịu đựng của phi công.
Sự kiến trên được xem là lời quảng cáo giá trị nhất đối với tiêm kích Rafale, trong khi ở chiều ngược lại, rõ ràng đây là cú đòn mạnh giáng vào triển vọng xuất khẩu của Rafale.
Cần nói thêm, Không quân Ấn Độ mặc dù nhận được đề nghị của Nga về việc mua bản nâng cấp của Su-30MKI hay Su-35 nhưng họ vẫn chọn Rafale bất chấp giá thành rất đắt vì nhận thấy sự vượt trội của phương tiện chiến đấu này.
Thủ tướng Ấn Độ - ông Narendra Modi thậm chí còn khẳng định nếu trong cuộc chiến gần đây với Pakintan trên bầy trời cao nguyên Kashmir, nếu có trong tay tiêm kích Rafale thì họ đã không phải hứng chịu thất bại.
Bạch Dương