Sự liên quan độc đáo giữa thuyết Big Bang và Tìm về cội nguồn Kinh Dịch
Cuốn sách 'Tìm về cội nguồn Kinh Dịch' của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh do nhà xúat bản Hồng Đức ấn hành năm 2020. Khi đọc sách, có lẽ nhiều bạn đọc rất ấn tượng với lập luận của tác giả khi ông cho rằng thuyết Big Bang sai.
Cái sai của thuyết Big Bang được tác giả cuốn Tìm về cội nguồn Kinh Dịch lý giải hoàn toàn mới thông qua phân tích câu nổi tiếng trong Kinh Dịch: "Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng biến hóa vô cùng". Câu trên đã được tác giả hiệu chỉnh, từ câu truyện "Thầy đồ tham ăn". Nguyên văn của câu trên trong Kinh Dịch là: "Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái".
Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã phân tích câu trong Hệ Từ của Kinh Dịch là câu sai, vì tính không đồng đẳng của chuỗi khái niệm. Ông lập luận rằng: "thái cực", "lưỡng nghi", "tứ tượng" là những chuỗi khái niệm mô tả những thực tại trong lịch sử của giai đoạn khởi nguyên vũ trụ sau giây "0". Cho nên nó không thể sinh "bát quái" - một ký hiệu, sản phẩm của tư duy tổng hợp trừu tượng thuộc về con người trong lịch sử hình thành vũ trụ ở giai đoạn khởi nguyên. Độc đáo hơn nữa là tác giả đã phát hiện ra câu chuyện dân gian Việt Nam, để thay thế câu trong Hệ Từ Thượng của Kinh Dịch. Và cũng từ sự phục hồi này, tác giả đã mô tả sự khởi nguyên của vũ trụ, thay thế cho thuyết Big Bang một cách rất độc đáo.
Thuyết Big Bang ra đời vào nửa trước thế kỷ 20. Học thuyết này được đa số các nhà khoa học của nền văn minh hiện đại ủng hộ. Nó bắt đầu từ một phát kiến độc đáo của nhà thiên văn Hubert. Bằng kính thiên văn hiện đại mang tên ông, ông đã phát hiện ra các thiên hà ngày càng chạy ra xa nhau với tốc độ ngày càng nhanh. Từ đó, các nhà khoa học suy luận rằng: Vào thời điểm giây 0 thì tất cả vật chất trong vũ trụ tụ lại một điểm. Và từ đó họ xác định sự bùng nổ của vũ trụ, từ một điểm họ gọi là điểm kỳ dị với vật chất cô đặc. Điều kỳ dị này bùng nổ và tạo ra vũ trụ hiện nay. Đấy là cách giải thích của thuyết Big Bang.
Với sự phát hiện và phục hồi những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã giải thích theo một cách hoàn toàn khác. Ông cho rằng, ngay từ đầu vũ trụ là một trạng thái tuyệt đối, trong đó không có sự phân biệt. Từ trạng thái tuyệt đối này đã sinh ra cái không phải nó mà Kinh Dịch gọi là lưỡng nghi. Đó là cái cận tuyệt đối. Sự tương tác giữa cái tuyệt đối và cái cận tuyệt đối này (lưỡng nghi) đã tạo ra một vòng xoáy tràn ngập vũ trụ trong một điểm thời gian cực ngắn. Từ đó, ông giải thích các thiên hà ngày càng chạy xa nhau là sự tiếp tục quán tính của vòng xoáy này. Đây là một nét độc đáo mà khiến người viết rất ấn tượng khi đọc cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
Điểm độc đáo thứ 2 trong tác phẩm của ông rất đáng quan tâm là quan điểm của ông về vấn đề sử dụng ngôn ngữ Việt, như là phương tiện để chứng minh tính bí ẩn của thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Ông đã giải thích thái cực một cách đơn giản: Cực = giới hạn; thái = vượt qua. Thái cực là một trạng thái vượt qua mọi sự giới hạn, khác hẳn cách giải thích của Chu Đôn Di. Đó là một tiền đề đầu tiên để ông giải thích toàn bộ sự khởi nguyên của vũ trụ.
Ông cũng chứng minh rằng những danh từ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong ngôn ngữ Việt, khác hẳn nội hàm khái niệm tương đồng trong ngôn ngữ Hán. Trong đó, ông chứng minh rằng khái niệm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong tiếng Việt là mô tả những trạng thái vật chất trong giai đoạn khởi thủy của vũ trụ, làm cơ sở phân loại mọi dạng tồn tại của vật chất, hiện tượng, sự kiện…trong lịch sử hình thành vũ trụ. Nó khác hẳn khái niệm tương ứng trong ngôn ngữ Hán, chỉ mô tả 5 trạng thái vật chất tương ứng với tiếng Việt, là: cây, lửa, nước, đất và kim loại.
Ngoài "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", Nguyễn Vũ Tuấn Anh còn là tác giả cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" (nhà xuất bản Hồng Đức 2019). Có thể nói là qua 2 cuốn sách này, tác giả đã đưa ra những góc nhìn, khám phá hết sức độc đáo, mở ra một cái nhìn mới hoàn toàn về bí ẩn của nền văn minh Đông phương – điều mà chúng ta không thể tượng tượng được rằng từ thời tối cổ con người có thể có những phát minh vĩ đại, độc đáo như vậy. Nếu những điều mà tác giả nói là đúng thì ắt hẳn phải có một nền văn minh rất siêu việt đã xuất hiện trước nền văn minh chúng ta – mà tác giả gọi là nền văn minh Atlantic. Bằng những luận cứ chặt chẽ, tác giả đã xác định thuyết Âm dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước.
Trong lời giới thiệu cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", Giáo sư, Viện sĩ Đào Vọng Đức viết: Cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua phân tích các di sản văn hóa truyền thống bằng phương pháp khoa học. Các kết quả nghiên cứu này đã đưa ra cơ sở để khẳng định: Dân tộc Việt với bề dày lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, tính từ thời Hùng Vương dựng nước chính là chủ nhân đích thực tạo dựng nền văn minh Đông phương, mà nền tảng tri thức là lý thuyết Âm dương Ngũ hành".
Đây đều những cuốn sách rất độc đáo, không chỉ dành riêng cho các nhà khoa học xã hội, nghiên cứu văn hóa mà cần thiết cho các nhà khoa học tự nhiên./.