Sự thật bất ngờ về kẻ giả danh CSGT có tác phong khiến dân ngưỡng mộ dù bị cưỡng đoạt tài sản
Theo nội dung bài viết đươc chia sẻ, sau khi biết D. là CSGT giả, nhiều nạn nhân đã vô cùng bất ngờ nhưng không một ai ký vào đơn tố cáo D.
Ngày 10/10, trên mạng xã hội xôn xao chia sẻ bài viết về một đối tượng giả danh CSGT để cưỡng đoạt tài sản người tham gia giao thông. Đáng lưu ý, hành vi của đối tượng này lại được các nạn nhân ủng hộ. Kèm theo bài viết còn có hình ảnh về đối tượng giải danh CSGT bị cơ quan chức năng bắt giữ.
Theo nội dung được chia sẻ, đối tượng này tên là N.V.D. - sinh viên năm cuối một trường đại học tại TP.HCM. D. sống cùng với gia đình chị gái. Chồng chị gái D. là CSGT. Do thiếu tiền đóng học phí và trang trải sinh hoạt hoạt hàng ngày nên đối tượng này đã lấy sắc phục CSGT của anh rể nhằm mục đích ra đường thu tiền phạt của những người vi phạm luật giao thông.
Theo đó, địa bàn hoạt động của D. thường là các Q.2, Q.8, Q.9, Q.5 và Q.10. Tính đến thời điểm bị bắt giữ, D. đã "xử lý vi phạm" tất cả 120 trường hợp người giao thông vi phạm và chiếm đoạt khoảng 40 triệu đồng của các nạn nhân.
"Khám xét chỗ ở của nghi phạm, cơ quan điều tra đã thu được 1 tập biên lai giả, trong đó thể hiện chi tiết những lần phạt người vi phạm của D. lên đến 120 trường hợp với tổng số tiền là khoảng 40 triệu trong thời gian khoảng một tháng đến khi tình cờ bị phát hiện và bắt giữ", nội dung được chia sẻ.
Đáng lưu ý, theo như bài viết này, hành vi giải danh CSGT của D. lại được các nạn nhân ủng hộ. Thậm chí, khi cơ quan xác minh điều tra, nhiều nạn nhân của D. còn ca ngợi đối tượng này thân thiện, chuyên nghiệp.
"Theo thông tin trên biên lai phạt, cảnh sát liên lạc với những người bị hại thì tất cả những người đó đều xác nhận rằng họ không phàn nàn gì về việc mình bị phạt vì họ đã được giải thích rõ về hành vi vi phạm luật giao thông của mình. Họ đều xác nhận, người CSGT đó với tác phong cực kỳ chuyên nghiệp, chào hỏi đúng quy định, rất nguyên tắc, nhưng thái độ rất thân thiện, giải thích rõ lỗi của của người vi phạm và mức phạt thì đúng theo theo quy định", nội dung bài viết nêu.
Ngoài ra, theo như bài viết này thì đối tượng giả danh CSGT này còn rất nhiệt tình. Sau khi "xử lý vi phạm", thu tiền và giao biên lai, D. còn đưa người vi phạm đến trường học hoặc chở về nhà nếu người này say xỉn. Thậm chí, nhiều người sau khi bị D. phạt còn xin số điện thoại đối tượng này để giao lưu và mời về chơi với mục đích là... mai mối cho con gái.
"Sau khi được cơ quan cảnh sát thông báo đó là CSGT giả thì nhiều người đã vô cùng bất ngờ và bối rối. Và điều đặc biệt là không ai ký vào lá đơn tố cáo D.", đoạn cuối bài viết còn cho biết nhiều người cảm thấy vui khi bị đối tượng giả danh CSGT xử phạt.
Liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV, đại diện Công an Q.5 khẳng định đây là thông tin không chính xác. Hình ảnh đối tượng giải danh CSGT được chia sẻ trong bài viết thực tế không phải tên là N.V.D. mà là Nguyễn Văn Tuấn (SN 1982 ngụ Can Lộc, Hà Tĩnh). Năm 2011, Tuấn bị bắt giữ vì giải danh CSGT cưỡng đoạt tài sản của người tham gia giao thông tại TP. Vinh (Nghệ An).