Sự thật đáng kinh ngạc về nọc độc của loài chuột chù
Dưới lớp vỏ nhỏ bé và vẻ ngoài tưởng chừng vô hại, một số loài chuột chù lại sở hữu vũ khí sinh học đáng gờm: nọc độc.

1. Chuột chù là một trong số rất ít động vật có vú có nọc độc. Không giống như hầu hết các loài thú, một số loài chuột chù có tuyến nước bọt chứa độc tố có khả năng làm tê liệt hoặc giết chết con mồi nhỏ. Ảnh: Pinterest.

2. Nọc độc được truyền qua răng thay vì ngòi chích. Chuột chù sử dụng răng cửa sắc nhọn ở hàm dưới để đưa nọc độc vào cơ thể con mồi khi cắn. Ảnh: Pinterest.

3. Nọc độc giúp chúng bảo quản thức ăn sống. Chuột chù có thể cắn tê liệt con mồi để giữ chúng sống nhưng không thể trốn thoát, như một "kho dự trữ sống" để ăn dần. Ảnh: Pinterest.

4. Loài chuột chù Bắc Mỹ (Blarina brevicauda) là một trong những loài nổi bật nhất. Loài này sống ở khu vực đông bắc Mỹ và phía nam Canada, có tuyến nước bọt chứa nọc độc mạnh. Ảnh: Pinterest.

5. Một loài khác là chuột chù nước Neomys fodiens Loài này sống ở châu Âu và có thể sử dụng nọc độc để săn cá hoặc động vật không xương sống dưới nước. Ảnh: Pinterest.

6. Nọc độc của chuột chù không gây chết người nhưng có thể gây đau và viêm. Với con người, vết cắn có thể gây khó chịu, sưng đỏ hoặc đau kéo dài, nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh: Pinterest.

7. Nghiên cứu về nọc chuột chù có thể mở ra hướng điều trị y học mới. Nọc độc của chuột chù chứa các enzym và phân tử đặc biệt, có thể được khai thác để phát triển thuốc giảm đau hoặc chống đông máu. Ảnh: Pinterest.

8. Tuy là loài có nọc độc nhưng chúng vẫn bị nhiều kẻ săn mồi săn đuổi. Cú, rắn và mèo vẫn săn chuột chù như bình thường, và nọc độc của chuột chù không đủ mạnh để bảo vệ chúng khỏi những loài này. Ảnh: Pinterest.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.