Sự thật hãi hùng ngọn núi 'ăn thịt' khiến 8 triệu người mất mạng

Nằm gần thành phố Potosí của Bolivia, Cerro Rico được biết đến là ngọn núi 'ăn thịt người'. Nguyên do là bởi khoảng 8 triệu người bỏ mạng tại ngọn núi này.

Ngọn núi Cerro Rico cao gần 4.800m nằm gần thành phố Potosí của Bolivia. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi ngọn núi "ăn thịt người.

Ngọn núi Cerro Rico cao gần 4.800m nằm gần thành phố Potosí của Bolivia. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi ngọn núi "ăn thịt người.

Tên gọi trên xuất phát từ lịch sử khai thác các mỏ bạc ở Cerro Rico. Cụ thể, ngọn núi này có khoảng 600 mỏ. Ngày nay, phần lớn số mỏ này bị bỏ hoang.

Tên gọi trên xuất phát từ lịch sử khai thác các mỏ bạc ở Cerro Rico. Cụ thể, ngọn núi này có khoảng 600 mỏ. Ngày nay, phần lớn số mỏ này bị bỏ hoang.

Trong thế kỷ 16 - 17, ngọn núi Cerro Rico cung cấp khoảng 60% tổng số bạc của thế giới. Đến năm 1996, người ta ước tính 60.000 tấn đã được khai thác ở đây.

Trong thế kỷ 16 - 17, ngọn núi Cerro Rico cung cấp khoảng 60% tổng số bạc của thế giới. Đến năm 1996, người ta ước tính 60.000 tấn đã được khai thác ở đây.

Do vậy, mỗi năm, hàng triệu người đã ngọn núi Cerro Rico làm việc trong các hầm mỏ khai thác bạc.

Do vậy, mỗi năm, hàng triệu người đã ngọn núi Cerro Rico làm việc trong các hầm mỏ khai thác bạc.

Người Tây Ban Nha từng đặt cho Cerro Rico cái tên "ngọn núi giàu có" ám chỉ lượng quặng bạc khổng lồ ở đây lên tới hơn 56.000 tấn. Điều này khiến nhiều người cứ ngỡ ngọn núi Cerro Rico toàn là bạc.

Người Tây Ban Nha từng đặt cho Cerro Rico cái tên "ngọn núi giàu có" ám chỉ lượng quặng bạc khổng lồ ở đây lên tới hơn 56.000 tấn. Điều này khiến nhiều người cứ ngỡ ngọn núi Cerro Rico toàn là bạc.

Vào năm 1545, một thị trấn khai thác mỏ nhỏ được thành lập dưới chân núi Cerro Rico. Khoảng 3 triệu người bản địa bị buộc phải làm việc tại đây.

Vào năm 1545, một thị trấn khai thác mỏ nhỏ được thành lập dưới chân núi Cerro Rico. Khoảng 3 triệu người bản địa bị buộc phải làm việc tại đây.

Trong quá trình làm việc tại các hầm mỏ, nhiều thợ mỏ bỏ mạng vì tai nạn lao động, làm việc quá sức hoặc bệnh tật.

Trong quá trình làm việc tại các hầm mỏ, nhiều thợ mỏ bỏ mạng vì tai nạn lao động, làm việc quá sức hoặc bệnh tật.

Theo ước tính của nhà sử học Eduardo Galeano, từ thế kỷ 16 đến nay, khoảng 8 triệu người bỏ mạng tại Cerro Rico. Do đó, nơi đây còn được mệnh danh là ngọn núi "ăn thịt người".

Theo ước tính của nhà sử học Eduardo Galeano, từ thế kỷ 16 đến nay, khoảng 8 triệu người bỏ mạng tại Cerro Rico. Do đó, nơi đây còn được mệnh danh là ngọn núi "ăn thịt người".

Sau nhiều thế kỷ khai thác liên tục, ngọn núi này không còn ổn định và có nguy cơ bị sụp xuống bất cứ lúc nào. Vì vậy, chính phủ Bolivia đang chạy đua với thời gian để thực hiện kế hoạch đầy tham vọng trị giá 2,4 triệu USD để ổn định địa chất ngọn núi Cerro Rico. Các chuyên gia sẽ lấp hố sụt rộng khoảng 700 m2 xuất hiện từ năm 2011.

Sau nhiều thế kỷ khai thác liên tục, ngọn núi này không còn ổn định và có nguy cơ bị sụp xuống bất cứ lúc nào. Vì vậy, chính phủ Bolivia đang chạy đua với thời gian để thực hiện kế hoạch đầy tham vọng trị giá 2,4 triệu USD để ổn định địa chất ngọn núi Cerro Rico. Các chuyên gia sẽ lấp hố sụt rộng khoảng 700 m2 xuất hiện từ năm 2011.

Ngày nay, ngành khai thác quặng ở Cerro Rico đã chững lại. Nơi đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Từ đây, hoạt động du lịch ở ngọn núi "ăn thịt người" giúp kinh tế địa phương phát triển.

Ngày nay, ngành khai thác quặng ở Cerro Rico đã chững lại. Nơi đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Từ đây, hoạt động du lịch ở ngọn núi "ăn thịt người" giúp kinh tế địa phương phát triển.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc nỗ lực giải cứu thợ mỏ mắc kẹt sau vụ sập mỏ vàng. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.

Tâm Anh (theo Theculturetrip)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-hai-hung-ngon-nui-an-thit-khien-8-trieu-nguoi-mat-mang-1763053.html