Vào thời Trung cổ, những cuộc hành quyết công khai ở châu Âu không thể thiếu đao phủ. Họ là người hành hình tử tù.
Cuộc sống của đao phủ không được nhiều người biết đến. Họ thường được nhớ đến với hình ảnh bạo lực, đẫm máu và cái chết.
Thế nhưng, ít ai biết được rằng không phải người nào cũng lựa chọn trở thành đao phủ.
Theo một số tài liệu, không ít người trở thành đao phủ vì tiếp nối sự nghiệp của gia đình. Nhiều người có cha, ông là đao phủ. Vì vậy, họ bất đắc dĩ lựa chọn công việc đao phủ mà nhiều người khiếp sợ vì ít có cơ hội làm nghề nghiệp khác.
Việc cha truyền con nối công việc đao phủ đã tạo ra cái gọi là "triều đại hành quyết" lâu đời phổ biến ở châu Âu thời Trung cổ.
Những người làm công việc liên quan đến cái chết thường được xem là phần còn lại của xã hội, có địa vị thấp kém và bị cô lập. Họ thường sống ở rìa của thị trấn, làng mạc.
Người làm công việc đao phủ không được cộng đồng chào đón nồng nhiệt. Mọi người thường không mời đao phủ vào nhà. Người hành quyết tử tù cũng không được vào nhà thờ.
Chưa hết, nhiều người dân không muốn gả con cho những đao phủ. Hôn lễ của đao phủ thường tổ chức tại nhà của họ.
Ngoài ra, một số người giết mổ gia súc như lợn được lựa chọn trở thành đồ tể vì công việc sát sinh tàn bạo của họ.
Mời quý độc giả xem video: Tuyên án tử hình kẻ thảm sát tại Yên Bái (nguồn: VTC1).
Tâm Anh (theo LS)