Sự thật ít ai ngờ về người La Mã: Nam giới bị cấm mặc quần

Từng là một trong những đế chế hùng mạnh nhất thời cổ đại, người La Mã gây bất ngờ với nhiều điều thú vị trong cuộc sống thường nhật. Trong số này có việc nam giới bị cấm mặc quần.

Vào thời cổ đại, người La Mã có những phong tục tập quán thú vị, độc đáo khiến hậu thế ngỡ ngàng, kinh ngạc. Trong số này có việc nam giới La Mã bị cấm mặc quần.

Vào thời cổ đại, người La Mã có những phong tục tập quán thú vị, độc đáo khiến hậu thế ngỡ ngàng, kinh ngạc. Trong số này có việc nam giới La Mã bị cấm mặc quần.

Theo quan niệm của người La Mã, mặc quần dài chỉ dành cho tầng lớp thấp kém trong xã hội. Trong khi đó, nam giới có địa vị cao trong xã hội thường mặc quần đùi, áo chẽn truyền thống.

Theo quan niệm của người La Mã, mặc quần dài chỉ dành cho tầng lớp thấp kém trong xã hội. Trong khi đó, nam giới có địa vị cao trong xã hội thường mặc quần đùi, áo chẽn truyền thống.

Thậm chí, đến thời hoàng đế Honorius và Arcadius của Đế chế Tây và Đông La Mã còn ban hành lệnh cấm mặc quần dài. Điều luật này được thực hiện vào cuối thế kỷ 4.

Thậm chí, đến thời hoàng đế Honorius và Arcadius của Đế chế Tây và Đông La Mã còn ban hành lệnh cấm mặc quần dài. Điều luật này được thực hiện vào cuối thế kỷ 4.

Một sự thật gây kinh ngạc khác đó là mồ hôi của các đấu sĩ được bán bên ngoài đấu trường La Mã như một món đồ lưu niệm. Những võ sĩ giành chiến thắng trong các cuộc tỉ thí đẫm máu được nhiều người yêu thích, hâm mộ.

Một sự thật gây kinh ngạc khác đó là mồ hôi của các đấu sĩ được bán bên ngoài đấu trường La Mã như một món đồ lưu niệm. Những võ sĩ giành chiến thắng trong các cuộc tỉ thí đẫm máu được nhiều người yêu thích, hâm mộ.

Do đó, những người này muốn sở hữu một thứ gì đó liên quan đến võ sĩ. Mồ hôi của họ là một "mặt hàng" được nhiều người mua để làm đồ lưu niệm. Thậm chí, một số phụ nữ La Mã bỏ tiền mua mồ hôi của võ sĩ giác đấu làm thành một trong những nguyên liệu điều chế mỹ phẩm.

Do đó, những người này muốn sở hữu một thứ gì đó liên quan đến võ sĩ. Mồ hôi của họ là một "mặt hàng" được nhiều người mua để làm đồ lưu niệm. Thậm chí, một số phụ nữ La Mã bỏ tiền mua mồ hôi của võ sĩ giác đấu làm thành một trong những nguyên liệu điều chế mỹ phẩm.

Nhiều người không khỏi giật mình khi biết người La Mã thời cổ đại từng sử dụng nước tiểu để giặt giũ quần áo. Họ thấy việc sử dụng nước tiểu giúp trang phục sạch sẽ hơn, loại bỏ các vết bẩn.

Nhiều người không khỏi giật mình khi biết người La Mã thời cổ đại từng sử dụng nước tiểu để giặt giũ quần áo. Họ thấy việc sử dụng nước tiểu giúp trang phục sạch sẽ hơn, loại bỏ các vết bẩn.

Do vậy, xã hội La Mã xuất hiện công việc dành cho những người chuyên thu gom nước tiểu. Việc mua bán mặt hàng đặc biệt này khá nhộn nhịp.

Do vậy, xã hội La Mã xuất hiện công việc dành cho những người chuyên thu gom nước tiểu. Việc mua bán mặt hàng đặc biệt này khá nhộn nhịp.

Vào thời cổ đại, người La Mã quan niệm phụ nữ sở hữu lông mày rậm là biểu tượng của vẻ đẹp, sự quyến rũ. Do vậy, nữ giới cố gắng sở hữu hàng lông mày càng rậm càng tốt. Thậm chí, một số người còn cố gắng để 2 lông mày gần như trở thành một hàng.

Vào thời cổ đại, người La Mã quan niệm phụ nữ sở hữu lông mày rậm là biểu tượng của vẻ đẹp, sự quyến rũ. Do vậy, nữ giới cố gắng sở hữu hàng lông mày càng rậm càng tốt. Thậm chí, một số người còn cố gắng để 2 lông mày gần như trở thành một hàng.

Trào lưu để lông mày như vậy khá phổ biến ở xã hội La Mã. Để tăng thêm sự quyến rũ, họ còn dùng sơn đen tô điểm cho 2 hàng lông mày.

Trào lưu để lông mày như vậy khá phổ biến ở xã hội La Mã. Để tăng thêm sự quyến rũ, họ còn dùng sơn đen tô điểm cho 2 hàng lông mày.

Một tập tục thú vị của người La Mã là "bắt cóc" cô dâu. Phần lớn người dân La Mã tổ chức đám cưới vào tháng 6 nhằm tôn vinh Juno - nữ thần sinh nở và hôn nhân.

Một tập tục thú vị của người La Mã là "bắt cóc" cô dâu. Phần lớn người dân La Mã tổ chức đám cưới vào tháng 6 nhằm tôn vinh Juno - nữ thần sinh nở và hôn nhân.

Trong thời gian tổ chức hôn lễ, chú rể sẽ giả vờ "bắt cóc" cô dâu khỏi vòng tay của cha mẹ cô để các vị thần hộ mệnh của gia đình tin rằng tân nương không tự ý rời bỏ ngôi nhà của mình.

Trong thời gian tổ chức hôn lễ, chú rể sẽ giả vờ "bắt cóc" cô dâu khỏi vòng tay của cha mẹ cô để các vị thần hộ mệnh của gia đình tin rằng tân nương không tự ý rời bỏ ngôi nhà của mình.

Tiếp đến, chú rể sẽ bẻ một mẩu bánh mì và đặt lên đầu cô dâu để nhận được sự chúc phúc từ mọi người. Sau khi hoàn thành các nghi lễ, cặp vợ chồng mới cưới nắm tay nhay bước vào nhà chú rể, bắt đầu cuộc sống hôn nhân. Khi ấy, mọi người sẽ công nhận họ là vợ chồng.

Tiếp đến, chú rể sẽ bẻ một mẩu bánh mì và đặt lên đầu cô dâu để nhận được sự chúc phúc từ mọi người. Sau khi hoàn thành các nghi lễ, cặp vợ chồng mới cưới nắm tay nhay bước vào nhà chú rể, bắt đầu cuộc sống hôn nhân. Khi ấy, mọi người sẽ công nhận họ là vợ chồng.

Mời độc giả xem video: Kéo vợ - Khi phong tục bị biến tướng thành hủ tục. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo BR)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-it-ai-ngo-ve-nguoi-la-ma-nam-gioi-bi-cam-mac-quan-1773254.html