Sự thật ít người hay loài dông giúp nông dân thành triệu phú

Sau những cơn mưa đầu mùa, loài dông - đặc sản ở những vùng đồi cát, bắt đầu xuất hiện nhiều khiến người dân đổ xô đi bắt. Đây là loài động vật mang đến cho người dân nguồn thu nhập cao nhờ hương vị thơm ngon của nó.

Bắt đầu mùa mưa là thời điểm người dân địa phương đổ xô đi bắt dông do chúng thường ngoi lên mặt đất để kiếm ăn. Nguồn thức ăn chính của dông là những loài thực vật với món khoái khẩu như chồi non xương rồng và cỏ dại.

Bắt đầu mùa mưa là thời điểm người dân địa phương đổ xô đi bắt dông do chúng thường ngoi lên mặt đất để kiếm ăn. Nguồn thức ăn chính của dông là những loài thực vật với món khoái khẩu như chồi non xương rồng và cỏ dại.

Mỗi ngày, một người có thể bắt được khoảng 1kg dông, nếu may mắn sẽ được nhiều hơn. Dông đầu mùa có hương vị thơm ngon, nên có thể bán với giá gần 1 triệu/kg. Hiện nay, nhiều mô hình nuôi dông đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân thoát nghèo trở thành triệu phú.

Mỗi ngày, một người có thể bắt được khoảng 1kg dông, nếu may mắn sẽ được nhiều hơn. Dông đầu mùa có hương vị thơm ngon, nên có thể bán với giá gần 1 triệu/kg. Hiện nay, nhiều mô hình nuôi dông đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân thoát nghèo trở thành triệu phú.

Dông là tiếng địa phương gọi con kỳ nhông. Có nơi như vùng Nghệ - Tĩnh gọi là nhông. Dông có nhiều giống, dông vùng đất cát gọi là dông cát benly.

Dông là tiếng địa phương gọi con kỳ nhông. Có nơi như vùng Nghệ - Tĩnh gọi là nhông. Dông có nhiều giống, dông vùng đất cát gọi là dông cát benly.

Dông là một loại bò sát sống thích nghi vùng đất cát tự nhiên ven biển của các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung. Nơi nào có nhiều cánh đồng cát trắng mênh mông mới có dông tập trung sinh sống.

Dông là một loại bò sát sống thích nghi vùng đất cát tự nhiên ven biển của các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung. Nơi nào có nhiều cánh đồng cát trắng mênh mông mới có dông tập trung sinh sống.

Loài bò sát này thường ra khỏi hang để sưởi ấm vào buổi sáng nhằm điều hòa nhiệt độ cơ thể (chúng thuộc loài máu lạnh), tìm thức ăn và gây ấn tượng đối với các con cái xung quanh cả ngày, rồi rút vào hang vào xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát.

Loài bò sát này thường ra khỏi hang để sưởi ấm vào buổi sáng nhằm điều hòa nhiệt độ cơ thể (chúng thuộc loài máu lạnh), tìm thức ăn và gây ấn tượng đối với các con cái xung quanh cả ngày, rồi rút vào hang vào xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát.

Dông cát thường sống ở các đồi cát ven biển hoặc các gò đồi, nương rẫy ở khu vực đồng bằng. Chúng thường tập trung ở các bãi hoang, các cây bụi, các khu vực trồng phi lao, trồng keo, các ruộng hoa màu, các nghĩa địa và bãi đất hoang.

Dông cát thường sống ở các đồi cát ven biển hoặc các gò đồi, nương rẫy ở khu vực đồng bằng. Chúng thường tập trung ở các bãi hoang, các cây bụi, các khu vực trồng phi lao, trồng keo, các ruộng hoa màu, các nghĩa địa và bãi đất hoang.

Dông tự đào hang, hang của chúng ngoằn nghèo và có cái sâu tới 1m. Cũng có hang chúng mở thêm ngách phụ để thoát hiểm. Có hang dài tới 2m. Vì hang ở sâu trong lòng đất nên nhiệt độ trong hang mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm.

Dông tự đào hang, hang của chúng ngoằn nghèo và có cái sâu tới 1m. Cũng có hang chúng mở thêm ngách phụ để thoát hiểm. Có hang dài tới 2m. Vì hang ở sâu trong lòng đất nên nhiệt độ trong hang mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm.

Trong điều kiện khô hạn của những vùng gần như sa mạc đó. Dông phải đào hang sâu xuống dưới lòng cát để tận hưởng độ ẩm trong lòng đất. Độ ẩm rất quan trọng đối với dông. Dông thường lui tới các gốc cây, các bụi cây để đào hang. Nhờ lá cây che chắn mà độ ẩm ở đó khá hơn những chỗ trơ trụi.

Trong điều kiện khô hạn của những vùng gần như sa mạc đó. Dông phải đào hang sâu xuống dưới lòng cát để tận hưởng độ ẩm trong lòng đất. Độ ẩm rất quan trọng đối với dông. Dông thường lui tới các gốc cây, các bụi cây để đào hang. Nhờ lá cây che chắn mà độ ẩm ở đó khá hơn những chỗ trơ trụi.

Tuy nhiên dông không sống được ở những nơi sũng nước hoặc nước thoát chậm. Đây cũng là một trong các yếu tố các nhà nuôi dông chú ý đầu tiên.

Tuy nhiên dông không sống được ở những nơi sũng nước hoặc nước thoát chậm. Đây cũng là một trong các yếu tố các nhà nuôi dông chú ý đầu tiên.

Dông thường hoạt động vào mùa nắng ấm, từ tháng 1 đến tháng 10. Lúc đó điều kiện nhiệt độ không khí thường 27-38 độ C, nhiệt độ mặt đất 27-39 độ C và độ ẩm 30-80%. Dông ngừng hoạt động vào những ngày mưa. Thậm chí khi có giông hay trời âm u là chúng tìm đường trú ẩn.

Dông thường hoạt động vào mùa nắng ấm, từ tháng 1 đến tháng 10. Lúc đó điều kiện nhiệt độ không khí thường 27-38 độ C, nhiệt độ mặt đất 27-39 độ C và độ ẩm 30-80%. Dông ngừng hoạt động vào những ngày mưa. Thậm chí khi có giông hay trời âm u là chúng tìm đường trú ẩn.

Mùa trú đông của dông cát thường là tháng 11 đến tháng 12. Vào thời kỳ này, nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 20 độ C. Dông lấp cửa hang và nằm lì trong hang. Tới mùa xuân khi nắng ấm về nhiệt độ lên cao dần, dông mới chui ra khỏi hang để kiếm ăn.

Mùa trú đông của dông cát thường là tháng 11 đến tháng 12. Vào thời kỳ này, nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 20 độ C. Dông lấp cửa hang và nằm lì trong hang. Tới mùa xuân khi nắng ấm về nhiệt độ lên cao dần, dông mới chui ra khỏi hang để kiếm ăn.

Dông tự nhiên nhỏ hơn dông nuôi, dài khoảng 30-45 cm. Mùa này có nguồn thức ăn dồi dào nên thịt dông béo và nhiều trứng, có hương vị vô cùng ngọt thơm nên thường được gọi là dông hương.

Dông tự nhiên nhỏ hơn dông nuôi, dài khoảng 30-45 cm. Mùa này có nguồn thức ăn dồi dào nên thịt dông béo và nhiều trứng, có hương vị vô cùng ngọt thơm nên thường được gọi là dông hương.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/su-that-it-nguoi-hay-loai-dong-giup-nong-dan-thanh-trieu-phu-1537389.html