Sự thật rùng rợn về hòn đảo nguy hiểm hơn Chernobyl
Đảo san hô vòng Enewetak nằm ở Thái Bình Dương là nơi Mỹ thực hiện hàng chục vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân sau khi Thế chiến 2 kết thúc. Chính vì vậy, mức độ phóng xạ ở hòn đảo này cao hơn cả Chernobyl dù Mỹ đã dừng các cuộc thử nghiệm từ lâu.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, Mỹ tiến hành hơn 1.000 vụ thử hạt nhận. Trong số này, một số hòn đảo thuộc Quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương như đảo san hô vòng Enewetak được lựa chọn làm nơi diễn ra các vụ thử nghiệm.
Enewetak là đảo san hô lớn ở Thái Bình Dương, nằm cách đảo Bikini khoảng 305 km.
Sau khi sơ tán toàn bộ dân thường ra khỏi hòn đảo Enewetak, Mỹ thực hiện các vụ thử hạt nhân.
Từ năm 1948 - 1958, Mỹ thực hiện 43 cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân nguy hiểm.
Vào năm 1977, giới chức Mỹ tiến hành một số giải pháp nhằm xử lý vấn đề ô nhiễm phóng xạ nặng tại đảo san hô vòng Enewetak.
Nguyên do là bởi nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra các mẫu thử nghiệm đồng vị plutonium-239 và 240 trong mẫu đất tại đảo có độ phóng xạ cao hơn Chernobyl khoảng 10 lần.
Theo ước tính, chi phí mà chính phủ Mỹ bỏ ra để đưa đảo Enewetak trở lại là nơi an toàn cho người dân sinh sống vào khoảng 240 triệu USD.
Sau 3 năm thực hiện, giới chức Mỹ tuyên bố người dân có thể trở lại đảo san hô vòng Enewetak sinh sống.
Ngày nay, người ta vẫn còn nhìn rõ những dấu vết về các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân mà Mỹ từng thực hiện ở đảo san hô vòng Enewetak.