Sự thật về loài thằn lằn bay lượn như rồng sống ẩn sau trong rừng rậm

Thằn lằn Draco là loài thằn lằn duy nhất trên thế giới có thể tự bay, nên chúng còn được gọi là 'rồng bay'.

 Thằn lằn rồng bay có tên khoa học Draco volans - một loại bò sát sống tại các khu rừng rậm ở Đông Nam Á.

Thằn lằn rồng bay có tên khoa học Draco volans - một loại bò sát sống tại các khu rừng rậm ở Đông Nam Á.

Loài thằn lằn này trông không khác những loại thằn lằn khác khi di chuyển trên cây để kiếm thức ăn. Điểm khác biệt dễ nhận thấy ở loài thằn lằn rồng này là chúng có một cơ thể khá bắt mắt với nhiều hoa văn cùng một chiếc đầu được che chắn khá kỹ.

Loài thằn lằn này trông không khác những loại thằn lằn khác khi di chuyển trên cây để kiếm thức ăn. Điểm khác biệt dễ nhận thấy ở loài thằn lằn rồng này là chúng có một cơ thể khá bắt mắt với nhiều hoa văn cùng một chiếc đầu được che chắn khá kỹ.

Một đặc điểm đậm chất rồng của loài này đó là cơ thể có vảy và nhiều hoa văn, và phần đầu được bảo vệ khá kĩ.

Một đặc điểm đậm chất rồng của loài này đó là cơ thể có vảy và nhiều hoa văn, và phần đầu được bảo vệ khá kĩ.

Tuy nhiên, khi chúng phi ra khỏi cành cây và “sãi đôi cánh” thon dài bên sườn thì ấn tượng ban đầu về loài thằn lằn này hoàn toàn thay đổi.

Tuy nhiên, khi chúng phi ra khỏi cành cây và “sãi đôi cánh” thon dài bên sườn thì ấn tượng ban đầu về loài thằn lằn này hoàn toàn thay đổi.

Thay vì gắn một cách cứng nhắc vào phần ngực trước, xương sườn của thằn lằn Draco có thể mở rộng và khá dài. Nối giữa các xương sườn là một mảnh da, trông khá giống đôi cánh.

Thay vì gắn một cách cứng nhắc vào phần ngực trước, xương sườn của thằn lằn Draco có thể mở rộng và khá dài. Nối giữa các xương sườn là một mảnh da, trông khá giống đôi cánh.

Nếu nói một cách chính xác thì thằn lằn rồng không hẳn là "bay", mà đúng hơn là “lướt”, bởi cánh của chúng không hề có lực, mà chỉ có thể nâng cơ thể đi lên và giúp chúng kiểm soát phương hướng.

Nếu nói một cách chính xác thì thằn lằn rồng không hẳn là "bay", mà đúng hơn là “lướt”, bởi cánh của chúng không hề có lực, mà chỉ có thể nâng cơ thể đi lên và giúp chúng kiểm soát phương hướng.

Phần đuôi dài cũng giúp chúng vận động. Thằn lằn rồng có thể “lướt” được một khoảng dài lên đến 9m.

Phần đuôi dài cũng giúp chúng vận động. Thằn lằn rồng có thể “lướt” được một khoảng dài lên đến 9m.

Thằn lằn rồng bay ít khi sống dưới đất. Chúng dành phần lớn thời gian sống ở trên cây để tìm kiếm thức ăn.

Thằn lằn rồng bay ít khi sống dưới đất. Chúng dành phần lớn thời gian sống ở trên cây để tìm kiếm thức ăn.

Khả năng lượn trên không cho phép con đực của loài này có khả năng bảo vệ lãnh thổ cao. Lãnh thổ của chúng thường là 2 đến 3 cây hoặc là nơi có từ 1 đến 3 con cái sinh sống.

Khả năng lượn trên không cho phép con đực của loài này có khả năng bảo vệ lãnh thổ cao. Lãnh thổ của chúng thường là 2 đến 3 cây hoặc là nơi có từ 1 đến 3 con cái sinh sống.

Con cái thường đẻ trứng dưới mặt đất. Chúng dùng đầu để đào một lỗ nhỏ và để khoảng 5 quả trứng vào bên trong lỗ. Chúng lấp lỗ lại và bảo vệ trứng trong vòng 24 giờ. Sau đó 32 ngày, trứng sẽ nở.

Con cái thường đẻ trứng dưới mặt đất. Chúng dùng đầu để đào một lỗ nhỏ và để khoảng 5 quả trứng vào bên trong lỗ. Chúng lấp lỗ lại và bảo vệ trứng trong vòng 24 giờ. Sau đó 32 ngày, trứng sẽ nở.

Hiện nay, có hơn 40 loài thằn lằn rồng, với mỗi loại có những đường vân trên cơ thể, màu cánh, và khả năng “lướt” khác nhau. Ví dụ, loài thằn lằn má đen rất nhỏ và nhẹ, nhưng cánh của chúng lại khá rộng, thường sống ở phần dưới của thân cây, bởi chúng có thể mở cánh bay được ngay lập tức và giữ được thăng bằng ngay sau khi cất cánh vào khoảng không.

Hiện nay, có hơn 40 loài thằn lằn rồng, với mỗi loại có những đường vân trên cơ thể, màu cánh, và khả năng “lướt” khác nhau. Ví dụ, loài thằn lằn má đen rất nhỏ và nhẹ, nhưng cánh của chúng lại khá rộng, thường sống ở phần dưới của thân cây, bởi chúng có thể mở cánh bay được ngay lập tức và giữ được thăng bằng ngay sau khi cất cánh vào khoảng không.

Thằn lằn đầu vàng thì lại ngược lại: cơ thể ngắn, nhưng lại chắc nịt, cánh rất nhỏ, vì vậy thường sống ở cao trên cây. Để có thể “lướt” được, loài thằn lằn này phải lao thẳng đứng xuống cây trong khi cánh vẫn chưa được mở ra. Sau đó, nó mới bắt đầu mở cánh và bay.

Thằn lằn đầu vàng thì lại ngược lại: cơ thể ngắn, nhưng lại chắc nịt, cánh rất nhỏ, vì vậy thường sống ở cao trên cây. Để có thể “lướt” được, loài thằn lằn này phải lao thẳng đứng xuống cây trong khi cánh vẫn chưa được mở ra. Sau đó, nó mới bắt đầu mở cánh và bay.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/su-that-ve-loai-than-lan-bay-luon-nhu-rong-song-an-sau-trong-rung-ram-1477960.html