Sự xuất hiện của " quái vật" PJ308-21 trong dữ liệu của kính viễn vọng James Webb đã làm đảo lộn các lý thuyết vũ trụ học lâu đời. (Ảnh: SciTechDaily)
Ánh sáng rực rỡ từ chuẩn tinh PJ308-21, với khối lượng gấp 2 tỉ lần Mặt Trời, xuất phát từ thời kỳ chưa đầy 1 tỉ năm sau Vụ nổ Big Bang. (Ảnh: ResearchGate)
Thời kỳ này, được gọi là "Bình minh vũ trụ", trước đây được cho là một vùng không gian đơn điệu với những thiên hà và lỗ đen bé nhỏ vừa mới hình thành. (Ảnh: Space.com)
Tuy nhiên, PJ308-21 cho thấy sự phát triển nhanh chóng và phức tạp của vũ trụ từ rất sớm.(Ảnh: SpaceRef)
Chuẩn tinh này thực ra là một lỗ đen đang trong quá trình nuốt vật chất, khiến nó sáng rực trên bầu trời. (Ảnh: ResearchGate)
Hình ảnh từ James Webb cho thấy PJ308-21 đang tiếp tục lớn lên nhờ sự sáp nhập của hai thiên hà vệ tinh. (Ảnh: The Debrief)
Điều đáng ngạc nhiên là cả chuẩn tinh và các thiên hà liên quan đều đã ở mức độ tiến hóa cao, điều mà trước đây được cho là chỉ có thể xảy ra sau hàng tỉ năm. (Ảnh: NASA)
Các quan sát này cho thấy nhân loại có thể phải viết lại lịch sử thời kỳ "Bình minh vũ trụ", khi mà vũ trụ có thể đã phát triển nhanh chóng và phức tạp hơn nhiều so với những gì từng được tin tưởng. (Ảnh: ResearchGate)
Mời quý độc giả xem thêm video: Điểm lại những lần Mặt Trời xuất hiện nhiều vết đen bí ẩn.
Thiên Trang (TH)