SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN: TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐẦY ĐỦ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Nhằm góp phần cung cấp thông tin tham khảo phục vụ quá trình cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản' vào sáng 11/8 tại Hà Nội. TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự hội thảo có: đại diện các bộ, ngành có liên quan; các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế Asean, Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả, Trung tâm Đấu giá Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Tư pháp,…

Phát biểu khai mạc hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, Luật Đấu giá tài sản được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 17/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017. Sau 06 năm triển khai thực hiện Luật Đấu giá tài sản đã đạt nhiều kết quả cụ thể, đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý về trình tự, thủ tục đấu giá chung; … Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Luật Đấu giá tài sản đã phát sinh một số vấn đề hạn chế, bất cập, cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với một số luật có liên quan mới được sửa đổi, ban hành.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển nhấn mạnh, theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10/2023 (tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV). Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, bên cạnh cơ quan thẩm tra là Ủy ban Kinh tế, Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia là kênh thông tin khoa học độc lập giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội trong quá trình ý kiến và xem xét, thông qua dự luật.

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp

Theo ông Lê Văn Tuấn, đại diện Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp - cơ quan chủ trì soạn thảo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản giữ nguyên một số quy định đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn về đấu giá viên, tổ chức hành nghề đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản và quản lý nhà nước về hoạt động đấu giá.

Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung các quy định: về tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên, điều kiện hành nghề đấu giá, quyền và nghĩa vụ, đăng ký hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá để thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động đấu giá theo lộ trình phù hợp; về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản đảm bảo phù hợp với thực tiễn, khả thi, có tính đến một số loại tài sản đấu giá đặc thù, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản, người tham gia đấu giá, đồng thời tăng cường tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch; về trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.

Dự thảo Luật gồm 3 Điều, trong đó Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi, bổ sung 25 điều, khoản; bổ sung 01 điều mới), bổ sung, thay thế một số cụm từ, bãi bỏ một số điểm, khoản, điều của Luật Đấu giá tài sản; Điều 2 về điều khoản thi hành và Điều 3 về quy định chuyển tiếp.

Ông Lê Văn Tuấn, đại diện Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp

Ông Lê Văn Tuấn, đại diện Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp

Cho ý kiến tại hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để thúc đẩy hoạt động đấu giá tài sản theo hướng chuyên nghiệp hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.

Liên quan đến nội dung cụ thể tại dự thảo, các chuyên gia cho rằng, sau quá trình xây dựng và chỉnh sửa, đến nay dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đến nay đã khắc phục được cơ bản những tồn tại, bất cập trong đấu giá tài sản mặc dù bên cạnh đó còn một số vấn đề vẫn cần tiếp tục nghiên cứu.

Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đã sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 4 về các loại tài sản đấu giá một cách đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành về các loại tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá. Tuy nhiên, để bao quát đầy đủ hơn các loại tài sản cần bán thông qua đấu giá, phù hợp với sự phát triển của các loại tài sản mới, tài sản đặc thù và đảm bảo công khai, minh bạch, hoạt động đấu giá tài sản theo cơ chế thị trường; các ý kiến đề nghị Ban soạn thảo nên bổ sung, chuẩn hóa một số nội dung như: Chuẩn hóa nội dung của mục m/khoản 1/điều 4 “Nợ xấu và tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu thuộc sở hữu (đã được mua từ TCTD) của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng”; Nghiên cứu bổ sung thêm một số loại tài sản cho phù hợp với Luật quản lý, sử dụng tài sản công (Luật số 15/2017/QH14 ngày 21/06/2017), đồng thời phù hợp với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và chuyển đổi số;…

TS. Nguyễn Thu Hồng – Học viện Tư pháp

TS. Nguyễn Thu Hồng – Học viện Tư pháp

Về trình tự và thủ tục đấu giá tài sản, mặc dù có nhiều quy định tiến bộ nhưng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản còn một số quy định chưa chặt chẽ về trình tự, thủ tục, chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, vướng mắc cho tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá và các tổ chức, cá nhân có liên quan, như: Quy định về việc bán, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước còn chưa hợp lý; quy định về niêm yết, thông báo đấu giá còn những điểm hạn chế.

Ngoài ra, việc điều hành cuộc đấu giá, xác định cuộc đấu giá tài sản không thành còn có những bất cập; việc hủy kết quả đấu giá trong một số trường hợp còn vướng mắc; chưa có quy định trình tự, thủ tục đấu giá một số tài sản đặc thù,…

Các chuyên gia cũng lưu ý, pháp luật chuyên ngành về các loại tài sản đấu giá còn có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo với quy định của Luật Đấu giá tài sản, dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, như quy định về trình tự, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong Luật Khoáng sản, Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; ... Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đã quy định nhiều vấn đề có liên quan đến trình tự, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản rất cần rà soát, sửa đổi bổ sung để bảo đảm thống nhất với quy định của Luật Đấu giá tài sản.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia nêu khuyến nghị: Nghiên cứu bổ sung quy định về mô hình đấu giá có bảo lưu; nghiên cứu, bổ sung các quy định riêng về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án trong Dự thảo để bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác đấu giá tài sản thi hành án;…

Kết thúc hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến góp ý tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học. Nhấn mạnh sự cần thiết ban hành dự án luật cũng như những nội dung còn cơ bản còn ý kiến khác nhau, TS. Nguyễn Văn Hiển nêu rõ, kết quả của hội thảo sẽ được ban tổ chức nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ là nguồn thông tin tham khảo quý báu phục vụ Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội trong quá trình cho ý kiến, xem xét nhằm hoàn thiện dự thảo Luật trước khi thông qua.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Toàn cảnh Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản”

Toàn cảnh Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản”

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì Hội thảo

TS. Nguyễn Văn Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp chủ trì Hội thảo

Bà Trần Hà Thu - Đại diện Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về kinh tế xã hội, Viện Nghiên cứu lập pháp

Bà Trần Hà Thu - Đại diện Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về kinh tế xã hội, Viện Nghiên cứu lập pháp

Các vị chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

Các vị chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

Ông Lê Văn Tuấn, đại diện Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp

Ông Lê Văn Tuấn, đại diện Cục Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp

Các vị chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

Các vị chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

Đại diện Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Đại diện Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ông Phan Văn Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và hòa giải, Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế Asean

Ông Phan Văn Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và hòa giải, Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế Asean

TS. Nguyễn Thu Hồng – Học viện Tư pháp

TS. Nguyễn Thu Hồng – Học viện Tư pháp

TS. Cấn Văn Lực – Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

TS. Cấn Văn Lực – Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV

TS. Lê Đinh Mùi – Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

TS. Lê Đinh Mùi – Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Chuyên gia phát biểu tại Hội thảo

Chuyên gia phát biểu tại Hội thảo

Chuyên gia góp ý tại Hội thảo

Chuyên gia góp ý tại Hội thảo

Chuyên gia góp ý tại Hội thảo

Chuyên gia góp ý tại Hội thảo

Bà Phạm Ngọc Khánh – Phó Trưởng Ban Pháp chế ngân hàng Agribank

Bà Phạm Ngọc Khánh – Phó Trưởng Ban Pháp chế ngân hàng Agribank

Đại diện Ban Pháp chế Tập đoàn Viễn thông Viettel

Đại diện Ban Pháp chế Tập đoàn Viễn thông Viettel

Đại diện Ban Pháp chế ngân hàng BIDV

Đại diện Ban Pháp chế ngân hàng BIDV

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

Lê Anh - Minh Hùng

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=78853