Sửa đổi Luật Chứng khoán sẽ xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trên thị trường

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường dẫn tới phát sinh một số bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành luật cần được xem xét, sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Chứng khoán (sửa đổi), nhằm kịp thời khắc phục hạn chế, rủi ro trong hoạt động của thị trường.

Tại hội thảo “Đóng góp ý kiến về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán” diễn ra vào sáng 8/10, bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, qua hơn 3 năm thực thi, Luật Chứng khoán năm 2019 và các văn bản quy định chi tiết thi hành đã tạo khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của thị trường dẫn tới phát sinh một số bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành luật cần được xem xét, sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Chứng khoán (sửa đổi), nhằm kịp thời khắc phục hạn chế, rủi ro trong hoạt động của thị trường.

 Bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. (Ảnh: SSC)

Bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. (Ảnh: SSC)

Để hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán, Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ có sự điều chỉnh ở một số vấn đề.

Thứ nhất, Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ sửa đổi, bổ sung một số vấn đề liên quan đến tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán.

Thứ hai, Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định để tăng cường công tác giám sát và xử lý nghiêm các hành vi gian lận, lừa đảo trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán. Quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, xử lý vi phạm trên TTCK.

Thứ ba, Luật sẽ sửa đổi, bổ sung nhóm các quy định để tháo gỡ các vướng mắc trên thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán với mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán. Cụ thể là hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện được hoạt động bù trừ, thanh toán các giao dịch chứng khoán trên thị trường theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm trên TTCK Việt Nam.

 Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: SSC)

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: SSC)

Một trong những nội dung quan trọng trong Luật Chứng khoán (sửa đổi) đó là bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chứng khoán.

Cụ thể, tại Điều 12, Luật Chứng khoán (sửa đổi) đưa ra 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán chứng khoán.

Như, sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;

Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;

Mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;

Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;

Bên cạnh đó, để khắc phục vướng mắc, bất cập mang tính cấp bách phát sinh đã được rà soát thông qua việc tổng kết thực tiễn thi hành Luật Chứng khoán, bảo đảm hiệu quả xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, nhằm đảm bảo hoạt động TTCK lành mạnh, tuân thủ pháp luật, giữ nghiêm kỷ luật của thị trường, bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 12 theo hướng quy định người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của các đối tượng này không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đại chúng trước khi giao dịch cho UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi xác định hành vi bị nghiêm cấm sẽ làm cơ sở áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn TTCK mạnh như cấm giao dịch có thời hạn từ 02-05 năm, đang quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP (chỉ áp dụng đối với các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán) và các công cụ xử lý khác.

Định Trần

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/sua-doi-luat-chung-khoan-se-xu-ly-nghiem-cac-hanh-vi-gian-lan-lua-dao-tren-thi-truong-post315798.html