Ngày 30/10/1961 trở thành dấu mốc quan trọng trong lịch sử khi Liên Xô thử nghiệm thành công bom Sa hoàng. Đây là vũ khí hạt nhân mạnh gấp 3.800 lần quả bom mà Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật Bản ngày 6/8/1945.
Bom Sa hoàng (Tsar Bomba) là quả bom khinh khí có số hiệu AN602. Ban đầu, các nhà khoa học Liên Xô thiết kế đương lượng nổ của bom Sa hoàng vào khoảng 100 megaton.
Thế nhưng, về sau các nhà khoa học Liên Xô giảm đương lượng nổ xuống còn 57 megaton để giảm bớt lượng phóng xạ phát tán ra môi trường. Bom Sa hoàng được Liên Xô kích nổ tại bãi thử Mityushikha thuộc đảo Novaya Zemlya, Bắc Băng Dương.
Theo các chuyên gia, quả bom Sa hoàng phát nổ ở độ cao cách mặt đất 4 km. Sức mạnh của vụ nổ tạo ra một cơn địa chấn 5,7 độ Richter. Phạm vi ảnh hưởng là khu vực xung quanh vụ nổ có bán kính 900 km.
Vụ nổ bom Sa hoàng tạo ra đám mây hình nấm khổng lồ cao khoảng 64 km và rộng 40 km. Các chuyên gia tính toán bom Sa hoàng mạnh gấp 3.800 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật Bản ngày 6/8/1945.
Theo một số nhà nghiên cứu, lý do khiến Liên Xô chế tạo vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp như vậy để chứng minh với thế giới về khả năng và tiềm lực quân sự - quốc phòng của nước này.
Thêm nữa, Liên Xô khiến giới chức Mỹ và phương Tây phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về các tham vọng quân sự, bao gồm việc chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân.
Quả thật, sau khi Liên Xô thử nghiệm thành công bom Sa hoàng, dư luận thế giới không khỏi kinh ngạc, thậm chí là sốc trước sức hủy diệt mà vũ khí hạt nhân do nước này chế tạo.
Sau sự kiện trên, chính quyền Mỹ quyết định ngừng mở rộng các chương trình nghiên cứu phát triển hạt nhân có đương lượng nổ lớn.
Vào năm 1963, Mỹ và Liên Xô ký kết Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong không gian vũ trụ bên ngoài và dưới nước.
Mời độc giả xem video: Hầm trú ẩn hạt nhân từ xe bus cũ. Nguồn: VTC1.
Tâm Anh (theo Nationalinterest)