Sức mạnh của Nga làm truyền thông Mỹ lo lắng cho 'số phận' của NATO
Tổng thống Putin đang cấp tập đưa ra những kế hoạch nâng cao sức mạnh quân sự để đối phó với NATO, mới đây nhất là kế hoạch tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia 2021-2025.
Perenguiev cho biết, văn bản này được Tổng thống Nga đưa ra nhằm tiếp nối kế hoạch phát triển khả năng quân sự 2016-2020, sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Trước đó, Tổng thống Putin đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Nga xây dựng kế hoạch này và tiến hành phân tích rõ những thay đổi trong tình hình chính trị và quân sự quốc tế, tập trung vào các mối đe dọa quân sự tiềm tàng để có thể đưa ra đường hướng phát triển Quân đội Nga phù hợp với yêu cầu thời đại.
Nga ngày càng lo lắng vì các cuộc tập trận thường xuyên của NATO và hệ thống quy định kiểm soát vũ khí bấp bênh của quốc tế. Do vậy, Tổng thống Putin đã đưa ra những yêu cầu cấp bách trong việc củng cố các thể chế quân sự hiện có và cải thiện khả năng phòng thủ quốc gia, trong đó có việc nâng cấp hệ thống chỉ huy, công nghệ và thiết bị vũ khí, đồng thời cải thiện khả năng cơ động và tổ chức của Quân đội Nga.
Hoạt động huấn luyện quân sự hàng năm của NATO tại các nước châu Âu đã lên đến 40 cuộc. Ngoài ra, NATO ngày càng mở rộng phạm vi và tăng tần suất do thám xung quanh biên giới Nga. Đến nay số chuyến bay của do thám tăng 33% và số lượng tàu chiến tăng 24% so với giai đoạn 2018-2019.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu trước đó đã tuyên bố rằng Bộ Tư lệnh NATO đang hoạt động theo nguyên tắc "Bốn 30", tức là sẽ triển khai 30 phi đội máy bay chiến đấu, 30 tiểu đoàn cơ giới và 30 tàu chiến trong vòng 30 ngày để thực hiện một sáng kiến kiềm chế Nga.
Trước những quan ngại về các hoạt động của NATO, Nga đã biên chế nhiều vũ khí, công nghệ và thiết bị mới cho Quân đội trong năm 2020.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Quân đội Nga nhận được 106 máy bay, 565 xe bọc thép và 436 vũ khí pháo binh, rocket. Ngoài ra, hàng chục hệ thống tên lửa phòng không của một số trung đoàn, 2 sư đoàn tên lửa Buk-M3 và 6 sư đoàn tên lửa phòng không tự hành Pantsir cũng được đưa vào biên chế.
Vũ khí tiên tiến của quân đội Nga hiện chiếm 68,2%. Để nâng tỷ lệ này lên 70% trong thời gian tới, Hải quân Nga sẽ tiếp nhận 18 tàu tấn công nha, tàu tiếp tế hậu cần và tàu ngầm, 14 tàu và xuồng chiến đấu, cùng một thống tên lửa bờ biển Bal-E.
6 máy bay ném bom chiến lực Tu-95MS sau khi được nâng cấp sẽ biên chế cho lực lượng hạt nhân chiến lược. Cùng với đó, Quân đội Nga cũng sẽ đưa vào biên chế 22 bệ phóng của hệ thống tên lửa vượt siêu âm Zircon và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars, ngoài ra còn có tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp 955A Borei-A đầu tiên.
Binh lực hùng hậu của Nga đã làm truyền thông Mỹ lo lắng, The Hill của Mỹ nhận định rằng, NATO là một liên minh đang ở chế độ tự động: trong kịch bản tốt nhất NATO sẽ bị phân tâm và tiêu hao, còn tồi tệ nhất là nguyên nhân cho cuộc xung đột trong tương lai. “Điều may mắn” là các nhà phân tích quân sự Nga tin rằng có rất ít bằng chứng cho thấy Nga muốn chiến tranh với NATO. Tuy nhiên, Nga 'không ngại' một cuộc chiến với Ba Lan hoặc thậm chí cả vùng Baltic.